Dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều 4/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương.
Giai đoạn đào tạo ngành Luật:
Ở Pháp, thì kì thi này chỉ đơn thuần là kì thi tốt nghiệp đại học như các ngành nghề khác, do trường tổ chức kết hợp với Bộ tư pháp Pháp. Sinh viên có thể ôn và tiếp tục thi lại nhiều lần nếu không đậu. Và khi đã đậu tốt nghiệp sinh viên được cấp bằng “Maitrise en droit” (cử nhân luật).
+ Có bằng cử nhân luật (maitrise en doroit). Tức là phải trải qua khoảng 04 năm học để có được nền tảng lý luận tại các cơ sở giáo dục đại học.
+ Phải hoàn thành khóa học đặc biết kéo dài 1 năm tại Trung tâm quốc gia đào tạo nghiệp vụ (Centre national de formation professionel). Tức là học chuyên sâu về nghề, để được hành nghề.
Chương trình học do ủy ban quản lý Trung tâm khu vực quy định với sự nhất trí của hội đồng quốc gia luật sư và báo cáo với bộ Tư pháp. Được xây dựng đảm bảo chất lượng học tập, cơ sở cho thực hiện nghề nghiệp trong tương lai.
+ Chủ yếu là nghiên cứu điều lệ và đạo đức luật sư. Thực hiện soạn thảo các văn bản, thực hành các thủ tục tố tụng,…
+ Bên cạnh đó, các luật gia phải trải qua 2 năm tập sự dưới sự hướng dẫn của luật sư thực hành. Để có thể tiếp cận và có kinh nghiệm làm việc, tiếp xúc công việc thực tế.
Sau thời gian tập sự, cần nhận được nhận xét tốt của luật sư hướng dẫn tập sự. Khi đó, người thực tập sẽ nhận được giấy chứng nhận hết tập sự và trở thành luật sư chính thức.
Một người sau khi có bằng cử nhân nếu muốn theo nghề xét xử, phải trải qua 1 kỳ thi rất khó để vào Trường đào tạo thẩm phán tại Bordeaux. Bởi thẩm phán đại diện cho công lý, phải đưa ra các phán quyết chính xác, khách quan, thực thi công lý.
Chương trình đào tạo thẩm phán tương tự chương trình đào tạo công tố viên kéo dài 31 tháng.
Sau khi hoàn thành tốt chương trình, bao gồm 1 kỳ thực tập quan trọng các học viên tốt nghiệp thường được chỉ định vào các vị trí xét xử hoặc công tố khác nhau.
Việc bổ nhiệm thẩm phán do tổng thống cộng hoà Pháp quyết định. Các quyết định này đưa ra dựa trên đề nghị của 1 cơ quan đặc biệt, là Hội đồng tối cao về thẩm phán.
Một thiết chế tương tự cũng áp dụng với các toà hành chính, để giải quyết thủ tục xét xử hành chính. Nhưng thẩm phán các toà hành chính học nghề xét xử không phải tại các trường ở Bordeaux mà học cùng các công chức cao cấp tại Học viện hành chính danh tiếng ở Paris (Ecole nationale d’administation).
Giai đoạn đào tạo thực hành nghề luật:
Sau khi đã vượt qua kỳ thi của giai đoạn thứ nhất, các sinh viên luật sẽ chuyển sang giai đoạn đạo tạo nghề luật. Tức là tiến hành việc tiếp cận, tiếp xúc với các vấn đề, công việc thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.
Đây là giai đoạn để sinh viên được đào tạo các kiến thức pháp luật thực hành. Việc đạo tạo nghề luật của giai đoạn thứ hai kéo dài hai năm và cũng được kết thúc bằng một kỳ thi. Qua đó thể hiện, phản ánh và đánh giá kết quả, chất lượng kinh nghiệm tích lũy được của người học.
Trong thời gian hai năm gắn với thực hành, sinh viên luật ở Đức vẫn phải tham gia các giờ học mang tính chất lý thuyết. Họ được trau dồi, để mang đến hiệu quả củng cố lý luận, thực hành nghề nghiệp.
Dù định hướng nghề luật nào, các sinh viên luật vẫn phải tham gia tập sự ở các cơ sở. Trong đó bao gồm các hoạt động tập sự ở:
+ Ở tòa án cấp quận hoặc tòa án cấp cao trong thời gian sáu tháng;
+ Ở hội đồng địa phương bốn tháng và bốn tháng tập sự cùng với một luật sư thực thụ.
Một người học phải tham gia tập sự ở cả ba địa điểm, cơ quan trên.
Khi đã hoàn thành nhiệm vụ tập sự ở các cơ quan nói trên, trong thời gian bảy tháng còn lại, họ có thể tùy chọn tập sự lại ở một trong các vị trí nói trên. Việc lựa chọn này được định hướng trên thực tế các phù hợp đánh giá trước đó. Người học được tham gia thực tập ở nhiều nơi để lựa chọn công việc yêu thích, phù hợp. Hoạt động tiếp tục thực tập nhằm tăng thêm khả năng chuyên sâu nghề nghiệp họ lựa chọn theo đuổi.
Giai đoạn đào tạo pháp luật:
Bất kỳ ai, nếu muốn hành nghề luật đều phải thi tuyển hoặc được xét tuyển vào học tại các trường Đại học luật hoặc khoa luật tại các trường đại học tổng hợp. Họ phải được tham gia học tập, đào tạo tại các cơ sở giáo dục uy tín, chất lượng. Từ đó đảm bảo hiệu quả giáo dục, tiếp cận lý luận.
Theo quy định, các trường luật, các khoa luật thuộc các trường đại học tổng hợp chỉ phải tuân thủ khung chung về đào tạo pháp luật do luật liên bang quy định. Tức là được thực hiện xây dựng chi tiết chương trình đào tạo phù hợp trên quy định chung.
Trên cơ sở đó, mỗi bang có thể quy định các chương trình đào tạo chi tiết khác nhau. Việc xây dựng dựa trên thế mạnh trong nghiên cứu, đào tạo của các trường đại học của bang mình. Mang đến sự phù hợp, thế mạnh và yêu cầu của từng bang.
So sánh Quy trình đào tạo luật giữa Pháp và Đức:
Pháp và Đức là hai quốc gia có nền dân chủ phát triển khá lâu đời. Qua đó thể hiện các đặc điểm chung trong chính sách thực hiện quản lý và tổ chức đất nước. Đây cũng là hai nước láng giềng của nhau về mặt địa lý. Tưởng chừng như khoảng cách địa lý đó sẽ dẫn đến sự giống nhau về mô hình đào tạo luật và nghề luật.
Tuy nhiên thì thực tế đã cho thấy việc đào tạo luật và nghề luật ở Đức và Pháp cũng có những điểm chung giống với các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law. Trong đó thể hiện các triển khai, định hướng đào tạo nền tảng tiếp cận nghề. Bên cạnh đó thì mỗi hệ thống đào tạo thì lại có những nét đặc trưng riêng.
Sinh viên luật tại Pháp và Đức đều phải trải qua 4 năm đào tạo cơ bản tại khoa luật của các trường đại học. Đây là thời gian cơ bản để thực hiện đào tạo cho sinh viên, như ở Việt nam được gọi là trình độ cử nhân.
Trong 4 năm này thì sinh viên phải học các môn học mang tính chất cơ sở về khoa học luật. Đây là các lý luận được tiếp cận, được xây dựng và mang đến cơ sở lý thuyết thực hiện nghề nghiệp. Phản ánh với các khía cạnh như:
+ Lịch sử các học thuyết pháp luật, lịch sử pháp luật, triết học, xã hội pháp luật. Nhằm hiểu được lịch sử, bản chất ban đầu của các ngành học, của tư tưởng trong nghề.
+ Và cả các môn học mang tính chất bắt buộc như luật hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật tố tụng dân sự,… Chính là các ngành, lĩnh vực luật cần tiếp cận trên thực tế.
Kết thúc chương trình đào tạo này, sinh viên phải thi để có thể nhận được tấm bằng cử nhân Luật.
Nhìn chung ta thấy điểm khác biệt cơ bản nhất trong đào tạo Luật và nghề luật của Pháp và Đức chính là mô hình giảng dạy tổng thể trong khung chương trình đào tạo. Có sự định hướng chuyên nghành, tính chuyên sâu và phân chia lĩnh vực học tập chi tiết.
+ Trong khi đào tạo luật và hành nghề luật của Đức là đào tạo tổng hợp. Một khung chương trình học được xây dựng cho tất cả các ngành nghề. Từ đó người học được tiếp cận khái quát tất cả các lĩnh vực khác nhau.
+ Thì đào tạo Luật của Pháp là đào tạo chuyên sâu về từng lĩnh vực cụ thể. Tồn tại những mô hình đào tạo riêng cho từng nghề luật như nghề thẩm phán, nghề luật sư. Người học định hướng công việc tương lai để chọn nghề nghiệp, ngành học cụ thể.
Quy trình đào tạo Luật tại Pháp tiếng Anh là Law training process in France.
Quy trình đào tạo Luật tại Đức tiếng Anh là Law training process in Germany.