Nói “cơ bản”, vì từ thời Lê sơ, H.Điện Bàn (nằm ở phía bắc sông Chợ Củi) thuộc phủ Triệu Phong (dinh Thuận Hóa), đến thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng mới thăng làm phủ và cho thuộc về dinh Quảng Nam. Về phía nam, vùng đất nay là tỉnh Phú Yên, có thời thuộc vào trấn Quảng Nam, hoặc có lúc nhập chung với Bình Định. Tuy nhiên, dải đất có ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch Mã ở phía bắc và dãy núi Đại Lãnh ở phía nam, trong một thời gian khá dài cho đến trước khi hình thành các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay, có nhiều gắn bó sâu sắc và đa dạng về lịch sử - văn hóa.
Giá Xe Tải Tera 100 Như Thế Nào?
Với những công năng vượt trội trên, chắc hẳn các bạn đã hài lòng với mẫu xe tải nhỏ này. Vậy còn giá cả của nó thì sao? Có quá đắt không khi công năng và thiết kế của nó lại vượt trội tới vậy?
Với chừng ấy tính năng và thiết kế, nhưng giá xe tải Tera 100 vẫn giữ mức giá tầm trung của thị trường. Đây có lẽ là một trong những lý do khiến người dùng ưa chuộng dòng xe này đến thế.
Giá xe tải Tera 100 của các loại thùng xe là khác nhau. Tuy nhiên thì cũng không khác biệt nhiều. Điều này cũng tạo nên sự dễ dàng trong lựa chọn cho khách hàng.
Và xe tải Tera 100 loại thùng cánh chim được nhiều người ưa chuộng nhất cũng có giá chỉ 258.500.000 đồng. Tầm giá trung với thiết kế linh hoạt, gọn gàng, tỉ mỉ thì đây quả là một lựa chọn tuyệt vời cho các bác tài.
Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu có địa chỉ liên hệ như sau:
Địa chỉ: Phường Ngọc Châu, Tuần Châu, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Bạn cũng có thể sử dụng đường link sau để xem vị trí của cảng trên bản đồ: https://goo.gl/maps/f2vHUAQqbc7hTSx58
Thông tin này là cung cấp về địa chỉ và thông tin liên hệ của Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
“Sau bao năm du học, lập nghiệp ở nước ngoài, mỗi khi về nước, mọi người vẫn thường hỏi, du học sướng hay khổ. Tôi chưa từng trả lời vì sướng khổ mỗi người một suy nghĩ, nhưng bằng chính những năm tháng bản thân đã đi qua, tôi tin chắc rằng, du học là được. Được nhiều thứ chứ không chỉ là tấm bằng đại học “thương hiệu ngoại”.
Đó là chia sẻ của Vũ Khắc Sơn, du học sinh hiện đang sinh sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Sơn quyết định du học Nhật Bản từ khi đang học năm thứ 3 ĐH Công nghiệp Hà Nội, bắt đầu mọi thứ từ con số 0 tại một đất nước xa lạ. Hiện tại Sơn đã tốt nghiệp, có một công việc với mức lương khá tốt tại ngay thủ đô của Nhật Bản cùng một gia đình nhỏ tại đây.
Du học được trải nghiệm, được khổ để trưởng thành
Kể về hành trình du học của mình, Vũ Khắc Sơn chia sẻ, khi còn học đại học tại Việt Nam anh đã luôn có mong ước được đến những phương trời mới, tìm kiếm một cơ hội mới tốt hơn.
Không giấu diếm, Sơn bộc bạch, một trong những lý do lớn nhất thôi thúc anh quyết tâm du học là muốn có cơ hội phát triển kinh tế tốt hơn và muốn được trải nghiệm. Đưa ra quyết định đi du học chỉ trong 3 ngày, Sơn chia sẻ: “Tôi luôn nghĩ rằng, một công việc tốt sẽ vừa cho mình được thỏa mãn đam mê, vừa có thể tạo ra kinh tế để nuôi dưỡng đam mê đó, nuôi chính gia đình của mình. Vào năm thứ 3 đại học, tôi đã quyết định sẽ gác lại mọi thứ để du học Nhật Bản. Tôi không mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định, chỉ trong vỏn vẹn 3 ngày, khi tìm được đất nước mình muốn đi với mức phí du học tự túc khá mềm, hơn nữa Nhật Bản là đất nước phát triển với mức sống cao, hiện đại và nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường”.
Bước chân sang xứ sở Phù tang, Vũ Khắc Sơn chia sẻ, bên cạnh những cơ hội, cuộc sống du học cũng không ít thách thức, không toàn màu hồng như nhiều bạn trẻ suy nghĩ. Để thi vào đại học tại Nhật, Sơn phải trải qua 2 năm học tiếng, trong thời gian này, anh tập trung cho việc học ngôn ngữ, làm quen với những nét văn hóa mới và cả làm thêm để kiếm thu nhập tự trang trải cho cuộc sống của bản thân.
“Ai cũng nghĩ du học sẽ sướng, nhưng nếu thời gian đầu có lẽ sẽ khá vất vả, nhưng lại là những trải nghiệm khó quên. Những ngày đầu khi đi du học, cảm giác cô đơn, nhớ nhà có lẽ là điều bất cứ ai cũng đã từng trải qua. Có những lúc gọi điện về nhà chỉ muốn khóc, nhưng vì là con trai, hơn nữa lại không muốn bố mẹ lo lắng, nên phải kìm nén cảm xúc. Tôi đã trải qua nhiều công việc chân tay vất vả vài tháng đầu khi chưa biết tiếng để kiếm thêm thu nhập. Đến khi tiếng Nhật giao tiếp ổn hơn, tôi bắt đầu làm thu ngân ở một siêu thị, ở đây vừa có cơ hội để kiếm việc làm thêm phù hợp với lịch học, lại có mức lương tốt hơn và vừa có thể luyện khả năng giao tiếp.
Có những công việc tôi chưa từng nghĩ mình sẽ làm khi ở Việt Nam, nếu hỏi có vất vả không, chắc chắn là có, nhưng có lẽ niềm vui nhiều hơn. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in cảm giác khi bước chân đến Nhật, khi mở ra một cuộc sống mới, khi lần đầu làm thêm gửi được tiền về cho bố mẹ ở Việt Nam.
Cuộc sống du học sinh không phải toàn màu hồng, nhưng chắc chắn thú vị, nhiều trải nghiệm, nhiều cơ hội và cả thách thức. Tôi đã nghĩ rằng, tuổi trẻ vất vả một chút đôi khi lại là may mắn bởi nó giúp ta trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi đã đi qua những khó khăn, sẽ thấy những điều đó hoàn toàn không đáng ngại. Hơn nữa, du học cũng không quá cô đơn, trong thế giới 4.0 mọi khoảng cách đều có thể kéo gần qua những chiếc smart phone, đặc biệt cộng đồng du học sinh, hay công ty tư vấn du học vẫn luôn đồng hành cùng, hỗ trợ kịp thời mỗi lúc khó khăn”, Sơn chia sẻ.
Khiến bản thân tốt hơn đã là thành công
Vũ Khắc Sơn chia sẻ, dù đã có 3 năm học đại học và sống xa nhà, thế nhưng khi đến một đất nước khác, tiếp xúc với cuộc sống khác, khả năng tự lập của bản thân sẽ được rèn giũa tốt hơn rất nhiều. Tự kiếm tiền, tự chi tiêu mọi thứ cũng giúp anh biết cách tiêu tiền thông minh hơn, đơn giản, tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả và thoải mái, thậm chí có thể gửi tiền về phụ giúp bố mẹ ngay khi đang đi học.
Thời gian đầu đến Nhật, cuộc sống màu hồng nhanh chóng biến mất trong chớp mắt, thay vào đó là những lo lắng và cả áp lực, cũng đã có những lần Sơn cảm nhận được sự khắc nghiệt của môi trường mới, của một nền văn hóa lạ lẫm, của những người bạn xa lạ không cùng ngôn ngữ. Nhưng sau cùng, anh nhận ra, đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Anh dần làm quen và tôn trọng những sự khác biệt, làm quen với nhiều bạn bè quốc tế, biết thêm về nhiều nền văn hóa hơn để thấy thế giới thật thú vị.
“Thay vì suy nghĩ tự ti rằng mình là người ngoại quốc, tôi tìm cách để thích nghi, cố gắng quan sát và học hỏi để làm quen với văn hóa nơi đây, cũng bởi vậy mà có lẽ khả năng quan sát và ứng biến của tôi cũng được cải thiện hơn rất nhiều”, Sơn chia sẻ.
Kết thúc 4 năm học đại học tại Nhật, anh Vũ Khắc Sơn chia sẻ, điều anh cảm thấy vui và hài lòng nhất là bản thân có thể tự kiếm được một công việc phù hợp với chuyên ngành, đam mê và có một mức lương ổn định, đủ để anh tự tin trở thành trụ cột gia đình khi có vợ con tại Nhật.
Bên cạnh đó, anh Sơn cũng cho biết, nếu không tiếp tục ở lại Nhật Bản, khi trở về Việt Nam, cơ hội việc làm cũng tốt hơn rất nhiều khi có ngoại ngữ. Đặc biệt, số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam là rất lớn nên cơ hội khá rộng mở.
“Hiện tại, tôi vẫn muốn có thêm những trải nghiệm và tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản, bởi không chỉ học được phong cách làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật, mọi khoa học kỹ thuật đều rất tiên tiến. Khi đã đủ kinh nghiệm và hành trang, tôi cũng mong muốn được về nước để phát triển”, anh Sơn nói.
Đưa ra lời khuyên với những học sinh muốn đi du học, cựu du học sinh Nhật Bản cho rằng, những học sinh có nguyện vọng du học nên có định hướng từ sớm, chuẩn bị kỹ vốn ngoại ngữ để không bỡ ngỡ, quan trọng nhất là sự tự tin. “Khi bạn tin mình sẽ làm được và mong muốn thay đổi thì mọi điều đều có thể diễn ra. Không phải bất cứ ai du học về cũng có thể trở thành những CEO, những doanh nhân giàu có hay những nhà khoa học nổi tiếng, nhưng ít ra, đó là cơ hội để mỗi người trải nghiệm, tìm ra hướng đi cho riêng mình, chỉ cần đạt được những mục tiêu của chính mình, khiến bản thân trở nên tốt hơn đã là thành công”, anh Sơn bày tỏ./.