Với vị trí địa lý, Quảng Nam là tỉnh có điều kiện thuận lợi trong quan hệ, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng. Vậy Quảng Nam thuộc miền nào?
Quảng Nam có những điểm du lịch nào?
Tỉnh Quảng Nam có những địa điểm du lịch nổi tiếng như:
Phố cổ Hội An chắc chắn là địa điểm du lịch không thể không đến trong hành trình khám phá Quảng Nam. Hội An là một trong hai di sản văn hoá thế giới của tỉnh Quảng Nam với những giá trị văn hoá và kiến trúc cổ còn được gìn giữ nguyên vẹn qua năm tháng.
Được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, thánh địa Mỹ Sơn sở hữu hơn 70 đền tháp cổ theo kiến trúc Chăm được xây dựng từ thế kỷ 4.
Là một hòn đảo “thiên đường” mang tên Cù Lao Chàm với khí hậu mát mẻ quanh năm, những rặng san hô đẹp ngây ngất cùng nguồn hải sản dồi dào phong phú. Cù Lao Chàm còn là một khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Hàng trăm ngôi nhà đơn sơ cũ kĩ của người dân chài nơi đây được khoác lên mình những “tấm áo mới” đầy màu sắc được tạo bởi những đôi bàn tay khéo léo của những hoạ sĩ Hàn Quốc.
Biển Cửa Đại là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất với làn nước xanh trong bên bãi cát trải dài trắng mịn.
Biển An Bàng thu hút khách du lịch bởi dòng nước biển trong veo và bãi cát dài rực rỡ dưới ánh nắng vàng long lanh.
Hà My lại là một bãi biển mới, vô cùng hoang sơ và vắng vẻ mang nhiều nét đặc trưng của vùng biển miền Trung.
Bãi Rạng là một địa điểm lý tưởng để tưởng để thư giãn và tắm mát với những bãi đá dài hoang sơ, sóng biển mạnh mẽ xô vào bờ trắng xoá trong một góc trời rộng lớn hùng vĩ.
Những lớp đá đen tuyền như than trải dài, xếp chồng lên nhau và được nước biển bào mòn một cách tự nhiên thành những hình thù lạ mắt như những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá.
Hòn Kẽm Đá Dừng thu hút du khách bởi thiên nhiên bạt ngàn và cảnh quan sông núi nên thơ, hữu tình.
Hồ Giang Thơm là một quần thể bao gồm các hồ lớn nhỏ khác nhau với những dải đá nổi và có 11 tầng thác cao chục mét với nước chảy rì rào quanh năm suốt tháng.
Nằm ẩn mình giữa những đồi núi cao và những cánh rừng cây lá bạt ngàn, thác Grăng là tháp nước đẹp thu hút nhiều du khách
Khe Lim sở hữu một vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo, hùng vĩ.
Với khí hậu mát mẻ, rừng nguyên sinh rộng lớn và hơn 20 đảo lớn cùng mỏ nước khoáng tự nhiên, bạn sẽ được hoà mình trong không gian thiên nhiên xanh mát và tham gia nhiều trò chơi, hoạt động ngoài trời.
Với hệ thống hơn 14 thác chảy in vào những cánh rừng xanh và một ao nước lớn mát lạnh.
Hang Dơi Tiên An có những hang động kí bí với nhiều khối đá mang nhiều hình dạng kì thú giữa những lùm cây um tùm, mang lại cảm giác tĩnh mịch, huyền bí.
Không gian trong lành, hít hà mùi chè thơm ngát hương, nồng nàn, dịu êm và chiêm ngưỡng những đồi chè trải dài tít tắp.
Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng tại xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Làng gốm Thanh Hà là nơi bạn có thể ngắm nhìn những sản phẩm gốm mỹ nghệ tinh xảo được làm nên từ bàn tay khéo léo và tài hoa của những nghệ nhân xứ Thanh Hà.
Trà Quế là một làng nghề trồng rau truyền thống. Đến thăm quan làng rau Trà Quế.
Trên đây là nội dung bài viết Quảng Nam thuộc miền nào? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Quảng Nam hiện nay đang được biết đến là một tỉnh có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng như thu hút đầu tư và khai thác về du lịch lớn. Quảng Nam đang là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước với những di sản văn hóa nổi tiếng. Nếu như bạn đọc đang muốn tìm hiểu Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam thì hãy cùng đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này nhé.
Quảng Nam có bao nhiêu huyện?
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố: TP Tam Kỳ và TP Hội An, và 16 huyện bao gồm:
Quảng Nam là tỉnh đầu tiên của duyên hải Nam Trung Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh đó là thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An. Có đến 6/18 đơn vị hành chính cấp huyện của Quảng Nam tiếp giáp với biển Đông đó là 2 TP Tam Kỳ, Hội An và 4 huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành. Đường bờ biển dài 125 km với cát trắng nắng vàng, nhiều bãi biển đẹp, thu hút lượng du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng rất đông đảo.
Tỉnh Quảng Nam có thành phố nào?
➤ Xem thêm: Quảng Nam cách Đà Nẵng bao nhiêu km?
Mật độ dân số của tỉnh Quảng Nam là 140 người/km² so với 293 người/km² của cả nước, đứng thứ 45/63 tỉnh, thành. Quảng Nam có 4 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời tại đây bao gồm: là người Cơ Tu, người Co, người Xê Đăn, người Gié Triêng và một số người dân tộc thiểu số mới di cư đến.
Người dân chủ yếu là người nông thôn chiếm 81,4% dân số. Với hơn với trên 887.000 người, chiếm 62% dân số toàn tỉnh, Quảng Nam có một nguồn lao động dồi dào. Người dân lao động nông nghiệp là chính chiếm đến 61,57%, lao động ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ chiếm 21,95%.
Quảng Nam nổi tiếng về điều gì?
Quảng Nam nổi tiếng về điều gì?
Mỗi khi nhắc đến Quảng Nam, người dân luôn tự hào bởi đây là nơi có nhiều di tích lịch sử, các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng như phố Cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh, biển Cửa Đại, Suối Tiên, biển du lịch Tam Thanh, Tam Kỳ, biển Rạng, Núi Thành, biển Hà My, Điện Bàn …tất cả đều góp phần làm nên địa danh Quảng Nam ngày một nổi tiếng hơn.
Nếu có cơ hội đến đây bạn hãy dành thời gian khám giá vùng đất này, đồng thời thưởng thức ẩm thực độc đáo với những món ăn như cơm gà Tam Kỳ, mì Quảng, cao lầu Hội An, bánh tráng, chè bắp, bánh tổ, bê thui Cầu Mồng, bánh đậu xanh, …
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Quảng Nam thuộc miền nào cũng như Quảng Nam nổi tiếng với những điều gì rồi đúng không? Chúc các bạn có nhiều trải nghiệm thú vị.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG THUỘC SỞ (Quyết định số 2446/QĐ-SCT ngày 16/10/2023 của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi)
Chánh Văn phòng: Nguyễn Thị Uyên Phương
Văn phòng Sở là bộ phận giúp việc của Giám đốc Sở Công Thương (bao gồm các Phó Giám đốc Sở), có chức năng tham mưu Giám đốc Sở quản lý, điều hành các hoạt động của cơ quan Sở; tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, cải cách hành chính, hành chính quản trị.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, thực hiện các nội dung sau:
- Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;
- Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về công thương cho Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra và Văn phòng thuộc Sở Công Thương;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Công Thương theo phân cấp của UBND tỉnh;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở trong việc quản lý tổ chức, biên chế, quản lý người làm việc theo quy định pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các ban chỉ đạo và quy chế làm việc của ban chỉ đạo theo yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Sở.
b) Công tác cải cách hành chính:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính gắn với phối hợp thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu liên quan đến Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;
- Tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.
c) Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật:
- Thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng, Hội đồng Kỷ luật, xây dựng Quy chế thi đua, khen thưởng của Sở;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Sở;
- Thực hiện quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính.
d) Công tác hành chính, quản trị:
- Tổ chức hội nghị công chức, viên chức hàng năm, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của ngành;
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ;
- Thực hiện quy chế an toàn, bảo mật thông tin;
- Tổ chức thực hiện công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai trong cơ quan Sở và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện;
- Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện hoạt động hành chính, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số;
- Duy trì, cải tiến áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và ISO điện tử theo quy định, hướng dẫn;
- Xây dựng cơ quan đạt danh hiệu “Cơ quan văn hóa”, đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” hàng năm;
- Quản lý về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công của cơ quan Sở. Xây dựng dự toán, thực hiện, thanh quyết toán các nguồn kinh phí của đơn vị dự toán cơ quan Sở. Tham mưu mua sắm trang thiết bị, quản lý tài sản công của cơ quan Sở;
- Thực hiện công tác phục vụ và lễ tân của cơ quan Sở.
đ) Quản trị Cổng Thông tin điện tử thành phần của Sở, Cơ sở dữ liệu về kinh tế Công nghiệp và Thương mại và hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công thương theo quy định.
e) Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao.
g) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở giao.
Chánh Thanh tra: Nguyễn Thành Nam
Thanh tra Sở Công Thương là cơ quan của Sở Công Thương, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, thực hiện các nội dung sau:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở.
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.
c) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở.
d) Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở giao.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các phòng, đơn vị thuộc Sở Công Thương thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
e) Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do Sở, ngành thành lập.
g) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật.
h) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở.
i) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
k) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
l) Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
m) Công tác pháp chế: Tham mưu rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng liên quan đến quản lý ngành theo quy định. Tổng hợp, báo cáo các nội dung liên quan đến hoạt động pháp chế.
n) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định pháp luật và do Giám đốc Sở giao.
3. Phòng Kế hoạch – Tài chính – Tổng hợp
Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp là phòng chuyên môn thuộc Sở, có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch ngành công thương, công tác tài chính và quản lý tài sản, tổng hợp các hoạt động kinh tế ngành công thương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, thực hiện các nội dung sau:
- Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến phát triển tổng thể ngành; kế hoạch phát triển ngành; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành trên địa bàn tỉnh; tham gia quy hoạch liên quan đến ngành.
- Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ngành công thương thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, các chương trình, dự án để kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực công thương.
- Tham gia thẩm định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, vốn phát triển sự nghiệp và các nguồn vốn khác theo quy định và phân cấp đầu tư của tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp hợp tác, phát triển công nghiệp, thương mại với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
- Phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở thẩm định dự toán các công trình xây dựng chuyên ngành có nguồn vốn từ ngân sách thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở.
- Thẩm định, trình phê duyệt các nhiệm vụ liên quan đến công tác đấu thầu.
c) Về hội nhập kinh tế quốc tế:
- Thực hiện kế hoạch, chương trình, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực thi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
- Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
d) Công tác quản lý tài chính, tài sản:
- Tham mưu, quản lý về tài chính, tài sản theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc Sở xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và tổng hợp dự toán thu chi ngân sách của Sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc ngành công thương.
- Phân bổ, kiểm tra việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của các đơn vị; đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc về tài chính của các đơn vị thuộc Sở.
- Thực hiện nhiệm vụ dự toán cấp I (kinh phí không tự chủ).
- Kiểm tra báo cáo quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp của các đơn vị thuộc Sở; tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp hàng năm của Sở gửi Sở Tài chính thẩm tra.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về quản lý thu, chi ngân sách và việc mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản, mua sắm tài sản công theo quy định.
đ) Công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo:
- Các kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Công Thương.
- Báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của ngành công thương theo định kỳ và đột xuất.
- Báo cáo về tình hình đầu tư trên lĩnh vực công thương; về công tác quản lý tài chính.
- Báo cáo về các nội dung hoạt động trên lĩnh vực ngành thuộc chức năng từ 02 phòng, đơn vị thuộc Sở trở lên (trừ các nội dung tổng hợp chuyên đề giao cho phòng chuyên môn chủ trì).
- Sơ kết, tổng kết hoạt động của ngành công thương.
- Giao ban định kỳ của Sở; giao ban với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng, phòng kinh tế và hạ tầng nông thôn các huyện, thị xã, thành phố.
- Thống kê, tổng hợp, lưu trữ thông tin, dữ liệu có liên quan phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể ngành công thương.
e) Quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
g) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về xây dựng, phát triển ngành.
h) Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về xây dựng, phát triển ngành.
i) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ đối với các Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
k) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở giao”.
Trưởng phòng : Nguyễn Thị Phương Tâm
Phòng Quản lý công nghiệp là phòng chuyên môn thuộc Sở, có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về công nghiệp, bao gồm: cơ khí; luyện kim; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng thông thường); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, thực hiện các nội dung sau:
a) Về công nghiệp cơ khí, luyện kim và công nghiệp điện tử:
Xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện tử; phát triển các sản phẩm cơ khí, điện tử.
Xây dựng, trình ban hành và phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
c) Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường):
Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được p hê duyệt;
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
và các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất, kinh doanh khoáng sản, các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép.
d) Về công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp chế biến khác:
- Triển khai thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp tiêu dùng (dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp chế biến khác.
- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công;
- Xây dựng, trình ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công, bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai kế hoạch, đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm; tổ chức nghiệm thu và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định hiện hành;
- Tham mưu cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ về khuyến công; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác khuyến công địa phương.
- Đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định;
- Chủ trì hoặc tham gia ý kiến các hồ sơ, thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
- Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định;
- Kiểm tra, đánh giá thực hiện phương án phát triển, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.
Xây dựng, trình và tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, hợp tác xã ngành công thương, làng nghề tiểu thủ công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
h) Tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp theo quy định.
i) Quản lý nhà nước và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.
k) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực được giao.
l) Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực được giao.
m) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc các lĩnh vực quản lý.
n) Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ; phối hợp quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập và hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo các lĩnh vực được giao.
o)Tham mưu cho Hội đồng của tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng danh hiệu Thợ giỏi và Nghệ nhân cấp tỉnh”.
p) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
q) Phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý.
r) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
s) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở giao.
5. Phòng Quản lý thương mại
Phòng Quản lý thương mại là phòng chuyên môn thuộc Sở, có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về thương mại, bao gồm: Hoạt động thương mại và lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; dịch vụ logistics; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách quản lý và phát triển theo chức năng, thẩm quyền: các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, trung tâm đấu giá hàng hóa, trung tâm logistics và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác; các loại hình tổ chức, hình thức và phương thức kinh doanh thương mại, như hợp tác xã thương mại, bán buôn, bán lẻ, đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện, kiểm tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí và các hàng hóa dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương;
- Thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân vùng miền núi, hải đảo, vùng dân tộc và vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại...);
- Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, bình ổn và thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển;
- Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với nhân dân vùng miền núi, hải đảo và vùng dân tộc. Đề xuất giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án liên quan trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; quản lý, theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh;
- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam.
c) Về thương mại điện tử và kinh tế số:
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điện tử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử và kinh tế số, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
- Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính về xúc tiến thương mại;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại;
- Kiểm tra, quyết định thu vào ngân sách nhà nước 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại;
- Đề xuất về các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại trên địa bàn và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án theo phân công;
- Phối hợp trong việc quản lý hoạt động của các văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh.
e) Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:
- Chủ trì, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng và trình ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh;
- Phát hiện và phối hợp xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp;
- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thông báo hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp.
- Phát hiện và kiến nghị giải quyết về những văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật về phòng vệ thương mại;
- Đầu mối chủ trì hỗ trợ hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ứng phó với các vụ việc điều tra, rà soát chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài;
- Tổng hợp số liệu, tình hình hoạt động, thông tin xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh liên quan đến vụ việc về phòng vệ thương mại, phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại trong công tác cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại;
- Phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại rà soát, cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến việc điều tra, thẩm tra, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về phòng vệ thương mại đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Đầu mối thu thập và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại về chính sách và thực tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp của nước ngoài.
h) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
- Kiểm tra, phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;
- Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;
- Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tại địa phương; tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động; thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện;
- Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa phương theo quy định của pháp luật;
Phối hợp với Cục Quản lý thị trường đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, phương án phát triển dịch vụ logistics và chương trình, đề án phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh;
- Điều phối, hỗ trợ các sở, ban, ngành, các Hiệp hội địa phương phát triển dịch vụ logistics và nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh;
- Tuyên truyền, phổ biến, phát triển thị trường, kết nối doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.”
l) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn và các văn bản khác thuộc lĩnh vực được giao;
m) Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực được giao.
n) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc các lĩnh vực quản lý.
o) Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ; phối hợp quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập và hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo các lĩnh vực được giao.
p) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
q) Phối hợp tham mưu, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (tiêu chí số 7 về hạ tầng thương mại nông thôn). Tổng hợp về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với tiêu chí được giao cho Sở (tiêu chí số 7 về hạ tầng thương mại nông thôn, tiêu chí số 4 về điện).
r) Phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý.
s) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
t) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở giao.
Trưởng phòng: Trương Ngọc Trọng
Phòng Quản lý năng lượng là phòng chuyên môn thuộc Sở, có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dầu khí trên địa bàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn: Tham mưu, thực hiện các nội dung sau:
a) Về điện lực, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải trên địa bàn tỉnh;
- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định; tổ chức thực hiện công tác cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện trong giấy phép hoạt động điện lực;
- Xác nhận đủ điều kiện cung cấp điện đối với lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 35kV trở xuống tại địa phương theo đề nghị của đơn vị phân phối điện hoặc đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
- Chủ trì, phối hợp trình phê duyệt danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng thuộc diện ưu tiên cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện trong hệ thống điện; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý;
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định của Bộ Công Thương;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp dưới 110kV theo quy định;
- Kiểm tra, giám sát các đơn vị bán lẻ điện thuộc địa bàn quản lý trong việc thực hiện giá bán điện theo quy định; kiểm tra và giám sát việc thực hiện giá bán lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà thuộc địa bàn quản lý theo quy định;
- Thẩm tra, trình phê duyệt đề án giá bán điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện tại khu công nghiệp kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện khác (nhà máy phát điện tại chỗ; mua điện từ các nguồn điện tại chỗ như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối);
- Tổ chức lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý năng lượng; Kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong công nghiệp, kinh doanh, thương mại và dân dụng; Tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi văn bản về Bộ Công Thương;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hoạt động điện lực, sử dụng điện, an toàn điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng thuộc địa bàn quản lý;
- Thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình ngành điện theo quy định.
b) Về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý:
- Thẩm định quy trình vận hành đơn hồ thủy điện; phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện; phương án ứng phó tình huống khẩn cấp trình phê duyệt;
- Tham mưu thành lập Hội đồng kiểm tra, đánh giá an toàn các công trình đập, hồ chứa thủy điện trước mùa mưa bão;
- Tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện; tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật, thông tin quản lý đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương;
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo;
- Kiểm tra, giám sát các cơ sở, công trình điện trên địa bàn tỉnh quản lý thực hiện công tác phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp theo quy định;
- Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định.
d) Quản lý nhà nước và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành điện, năng lượng và dầu khí trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.
đ) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác thuộc lĩnh vực được giao;
e) Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực được giao.
g) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc các lĩnh vực quản lý.
h) Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ; phối hợp quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập và hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo các lĩnh vực được giao.
i) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
k) Phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý.
l) Phối hợp tham mưu, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (tiêu chí số 4 về điện).
m) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
n) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở giao.
7. Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường
Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường là phòng chuyên môn thuộc Sở, có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về hoá chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp môi trường; công nghiệp thực phẩm; sản xuất và tiêu dùng bền vững;
2. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, thực hiện các nội dung sau:
a) Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:
- Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
- Thẩm định và cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân;
- Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp được phân công, phân cấp tại Luật hóa chất, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Về công tác quản lý an toàn đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương; trong quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, xăng dầu, khí và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn;
- Huấn luyện, kiểm tra huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
- Kiểm tra công tác huấn luyện an toàn hóa chất; huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí; huấn luyện cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho trong hoạt động vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.
- Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản;
- Thẩm định, chấp thuận tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí;
- Kiểm tra, giám sát các cơ sở, công trình ngành công thương trên địa bàn tỉnh quản lý thực hiện công tác phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp theo quy định (trừ công trình ngành điện).
c) Về công nghiệp thực phẩm, an toàn thực phẩm:
- Thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ);
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương và các sản phẩm khác, an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương;
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành công thương trên địa bàn.
d) Về sản xuất và tiêu dùng bền vững:
Thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh.
đ) Về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa:
- Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
e) Về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp môi trường:
- Xây dựng và trình ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường và ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì thực hiện Đề án phát triển công nghiệp môi trường, các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường và kinh tế tuần hoàn, các chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu ngành công thương trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
- Thu thập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêu thống kê môi trường thuộc phạm vi ngành công thương;
g) Đầu mối triển khai, thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ trên lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh.
h) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác thuộc lĩnh vực được giao;
i) Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực được giao.
k) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc các lĩnh vực quản lý.
l) Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ; phối hợp quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập và hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo các lĩnh vực được giao.
m) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
n) Phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý.
o) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
p) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở giao.