Thông tin chào bán tín phiếu NHNN
Mục đích của việc phát hành tín phiếu là gì?
Phát hành tín phiếu được xem là công cụ huy động vốn phổ biến, ít rủi ro, thanh khoản cao cho nhà đầu tư.
Công cụ tài chính này giúp Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tăng cường các chính sách tiền tệ, hạn chế tình trạng lạm phát và tăng lượng cung tiền ra ngoài thị trường. Ngoài ra, hoạt động phát hành tín phiếu còn điều tiết và luân chuyển dòng tiền trong nền kinh tế được hiệu quả, giảm thâm hụt ngân sách và giúp các tổ chức tài chính có nguồn vốn ngắn hạn để phát triển.
Anfin chia sẻ đến bạn những thuật ngữ quan trọng liên quan đến tín phiếu như sua:
Trên thị trường hiện tại có hai loại là tín phiếu kho bạc nhà nước và tín phiếu ngân hàng nhà nước, cụ thể như sau:
Đây là loại hình tín phiếu Chính phủ được phát hành thông qua Kho bạc Nhà nước nhằm cân bằng ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện để thị trường tài chính ổn định và phát triển.
Vốn huy động từ việc phát hành tín phiếu sẽ bù đắp những thiếu hụt ngân sách trong ngắn hạn. Đơn vị phát hành - Chính phủ - có nhiều phương thức để thanh toán khoản nợ như tăng thuế, in thêm tiền,... đảm bảo tính thanh khoản đúng hạn. Do đó, tín phiếu kho bạc được xem là hình thức đầu tư ổn định, rủi ro thấp, thanh khoản tốt.
Đặc điểm chính của hình thức tín phiếu kho bạc:
Một hình thức khác chính là tín phiếu phát hành bởi Ngân hàng Nhà nước. Công cụ này được sử dụng nhằm đảm bảo các chính sách tiền tệ được thực thi hiệu quả bởi các tổ chức tài chính ngân hàng. Theo đó, tín phiếu sẽ có những đặc điểm quy định tại điều 4 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Các loại tín phiếu Việt Nam hiện nay
Hiện nay, đây là giấy tờ có giá đặc biệt được phát hành bởi 2 cơ quan đặc biệt uy tín tại Việt Nam: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước:
Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu Chính phủ được phát hành bởi Kho bạc Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngân sách trong ngắn hạn; ổn định, phát triển thị trường tài chính; điều hành chính sách tiền tệ.
Tín phiếu Ngân hàng Trung ương (hay tín phiếu Ngân hàng Nhà nước) là loại tín phiếu được Ngân hàng nhà nước phát hành nhằm thực thi các nhiệm vụ kinh tế vĩ mô.
Tín phiếu chính phủ được phát hành nhằm hỗ trợ ngân sách nhà nước
Do đặc trưng nhằm thực thi chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu ngân sách nên các loại tín phiếu hiện nay tại Việt Nam thường được phát hành đến hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.
Có nên đầu tư vào tín phiếu?
Với đặc điểm là một công cụ điều tiết chính sách tiền tệ linh hoạt, lãi suất của tín phiếu thường không cao so với một số giấy tờ có giá khác: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Tuy nhiên, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trên thị trường mở vẫn luôn được sử dụng linh hoạt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất cho hệ thống tổ chức tín dụng. Đồng thời, lãi suất này cũng đảm bảo lượng cung tiền bổ sung ra thị trường không tăng quá nhanh, hạn chế lạm phát nhưng vẫn có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay? Thông tin mới
Lãi suất tín phiếu không quá cao để đáp ứng nhiều mục tiêu
Dù lãi suất không cao nhưng đây vẫn là một sản phẩm không thể thiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng và tổ chức tín dụng hiện nay bởi:
Sự an toàn: Tín phiếu được phát hành dựa trên uy tín của tổ chức phát hành. Tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc nhà nước đại diện cho Chính phủ phát hành giấy tờ có giá này. Đây là 2 đối tượng phát hành có chỉ số uy tín cao. Vì vậy, giấy tờ phát hành bởi các tổ chức này cũng được đánh giá cao về sự an toàn và khả năng thanh toán đầy đủ khi đến hạn.
Tính thanh khoản cao: Khi cần hỗ trợ tài chính, các tổ chức có thể dùng các giấy tờ này để chiết khấu hoặc vay tiền. Là một giấy tờ có giá có độ an toàn cao, hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn trên nghiệp vụ thị trường mở được tổ chức đặc biệt hiệu quả và được đơn vị phát hành hỗ trợ nhanh chóng.
Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của hệ thống và nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Bạn dễ dàng nhận thấy thông qua hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tác động nhanh chóng và sâu rộng vào toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tiếp đó, tác động này tiếp tục được lan truyền đến các chủ thể trong nền kinh tế, đứng đầu là các doanh nghiệp.
Dù lãi suất không cao nhưng đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ, được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khi đầu tư vào giấy tờ có giá này, các tổ chức cũng nhận được sự an toàn và tính thanh toàn rất cao, đảm bảo hỗ trợ tốt cho tình hình tài chính của tổ chức bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, nền kinh tế phát triển cũng là tiền đề quan trọng để hệ thống các tổ chức tín dụng và tài chính có cơ hội hoạt động ổn định và phát triển bền vững hơn. Vì vậy, các tổ chức nên đầu tư vào giấy tờ có giá này.
Tín phiếu là gì? Phân biệt tín phiếu, trái phiếu và cổ phiếu
Tín phiếu là một trong những giấy tờ có giá được nhiều tổ chức tài chính lớn quan tâm cho danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tín phiếu là gì, mục đích phát hành và có nên đầu tư vào giấy tờ có giá này không? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời đúng đắn, hãy tham khảo ngay các nội dung sau đây!
Tín phiếu là chứng chỉ xác nhận khoản nợ ngắn hạn được phát hành theo phương thức hợp pháp theo quy định để vay tiền.
Theo định nghĩa trên, tín phiếu được phát hành với kỳ hạn dưới 1 năm, tối đa 364 ngày. Mệnh giá tín phiếu là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng. Tín phiếu được sở hữu dưới các hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác theo quy định pháp luật.
Phương thức phát hành giấy tờ này được quy định sẵn với các bên tham gia trong thông báo cụ thể. Các dạng thức chủ yếu bao gồm:
Đấu thầu thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Phương thức này được thực hiện công khai cho nhiều đối tượng mua khác nhau. Các đơn vị thực hiện đưa ra khối lượng và mức lãi suất có thể đáp ứng dựa trên tình hình tài chính thực tế của mình.
Bắt buộc theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Với trường hợp này, Thống đốc sẽ chỉ định phát hành hoặc mua lại các tín phiếu đã phát hành trước hạn với mức lãi suất công bố. Các tổ chức được chỉ định cần chuẩn bị đủ lượng tiền mua tín phiếu, nộp vào tài khoản thanh toán đặt tại Ngân hàng Nhà nước. Đến thời điểm thông báo, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện trích nợ thanh toán nếu đủ tiền hoặc xử phạt theo quy định nếu số dư không đủ.
Theo Thông tư số 01/2021/TT-NHNN, các chủ thể được phép phát hành tín phiếu bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, các đối tượng được phép mua giấy tờ có giá này bao gồm: các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.
Tín phiếu có mệnh giá được quy định bởi tổ chức phát hành
Mục đích phát hành tín phiếu
Giấy tờ có giá này được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phát hành nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tạo ra lợi nhuận dựa trên lãi suất tín phiếu dù không quá lớn.
Điều tiết lượng cung tiền lưu thông trên thị trường tiền tệ.
Điều tiết sự luân chuyển đồng tiền đang lưu thông.
Là công cụ đắc lực để điều hành chính sách tiền tệ và lượng cung tiền thực tế trên thị trường tiền tệ.
Ngăn ngừa và hạn chế tình trạng lạm phát, ổn định giá cả và đảm bảo đời sống người dân tốt hơn.
Góp phần cải thiện chính sách và các quy định liên quan đến tiền tệ.
Kích thích và cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế thông qua điều tiết lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.
Bù đắp thiếu hụt ngân sách Chính phủ trong ngắn hạn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực.
Tín phiếu hỗ trợ bù đắp ngân sách ngắn hạn, đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội
Vai trò của tín phiếu hiện nay đã gắn liền với hoạt động điều tiết và phát triển thị trường vĩ mô. Chính vì vậy, đối tượng tham gia đa số là các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính có năng lực tài chính vững mạnh, có sức ảnh hưởng nhất định đến thị trường.