TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÙ GIA MẬP
Một năm thành công với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao
Năm 2023, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đã nhận sự quan tâm của Chính phủ trong việc cho chủ trương phát triển du lịch với chính sách kéo dài thời hạn thị thực (visa) điện tử, nâng thời hạn tạm trú, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo điều kiện cho việc đầu tư triển khai nhiều dự án trọng điểm, động lực hình thành sản phẩm du lịch chất lượng cao, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, các chỉ tiêu du lịch năm 2023 đều vượt kế hoạch đề ra, với tổng lượt khách 2023 ước đạt 7 triệu lượt (vượt 75% so với kế hoạch), trong đó 4,9 triệu lượt khách nội địa (vượt 96% kế hoạch), 2,1 triệu lượt khách quốc tế (vượt 40% kế hoạch), doanh thu du lịch ước đạt 31.800 tỷ đồng, tăng 127,5% so với cùng kỳ.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường quốc tế hàng đầu, chiếm 56% tổng lượng khách quốc tế của Khánh Hòa và các chuyến bay tăng trưởng 60% so với thời điểm trước dịch COVID-19; các hãng bay của Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ tăng thêm chuyến bay mà còn đổi sang sử dụng máy bay cỡ lớn để tăng công suất vận chuyển khách, tiếp đến là các thị trường Trung Quốc, Nga, Mỹ, Australia, Thái Lan, Malaysia... Ngành du lịch vẫn đang trên đà phục hồi và phát triển, thể hiện vai trò là động lực phát triển kinh tế của tỉnh.
Có được thành quả đó là nhờ tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện, thực hiện nhiều giải pháp để kích cầu, thu hút khách du lịch; nổi bật là các hoạt động du lịch hưởng ứng kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh, Festival Biển, chương trình liên kết phát triển du lịch qua điện ảnh tại Khánh Hòa; tổ chức các sự kiện thể thao hấp dẫn.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết ngành du lịch đã phối hợp với ngành hàng không xúc tiến, kết nối mở thêm các đường bay quốc tế; tham gia các hội chợ du lịch; tổ chức đón các đoàn báo chí, lữ hành trong nước, quốc tế đến khảo sát du lịch Khánh Hòa; tổ chức chương trình liên kết, giới thiệu du lịch Khánh Hòa tại Đắk Lắk, Ninh Thuận, Phú Yên, Cần Thơ... Đặc biệt, ngành đã có nhiều hoạt động xúc tiến để hướng đến thu hút khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…
Tỉnh Khánh Hòa xúc tiến du lịch tại Australia
Tập trung xúc tiến các thị trường trọng điểm Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
Tuy nhiên, hoạt động du lịch của Khánh Hòa vẫn còn có những khó khăn. Theo Sở Du lịch, các chuyến bay từ Nga đến Cam Ranh chưa thể khôi phục đã làm lượng khách Nga đến Khánh Hòa khá ít. Thị trường Trung Quốc hồi phục chậm (bằng 10% so với thời điểm trước dịch COVID-19); thị trường tiềm năng Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc mở đường bay thẳng đến Khánh Hòa,…
Tuy vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng với đà phục hồi và phát triển đang có, cùng với tín hiệu khả quan từ các thị trường khách quốc tế trọng điểm, ngành du lịch tỉnh đang hướng đến năm 2024 với những thành công rực rỡ hơn.
"Các thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hòa như: Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2024. Ngành du lịch tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều sự kiện, chương trình du lịch hấp dẫn để đón khách. Mục tiêu của tỉnh trong năm 2024 sẽ đón 9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế", bà Nguyễn Thị Lệ Thanh cho biết.
Bước sang năm 2024, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng nhiều tuyến sự kiện, lễ hội tạo đà thu hút khách như Tết Nguyên đán 2024, hoạt động kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang, Liên hoan du lịch biển Nha Trang 2024, Lễ hội vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024... sẽ tạo thành chuỗi sự kiện để thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Năm 2024, ngành du lịch tỉnh tập trung triển khai Đề án chiến lược kích cầu du lịch Khánh Hòa thông qua các hoạt động xây dựng điểm đến và truyền thông, cùng với thông điệp: "Bản sắc trọng tâm, nâng tầm điểm đến"; đề xuất "thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Nha Trang – Khánh Hoà" thể hiện nét đặc sắc riêng của địa phương; tổ chức các hội thảo bàn giải pháp tiếp tục phát triển đường bay kết nối các nước trong khu vực và trên thế giới đến với Khánh Hòa; nghiên cứu từng bước hình thành mô hình hoạt động kinh tế ban đêm.
Triển khai kế hoạch liên kết với các tỉnh, thành phố đã ký kết hợp tác và nghiên cứu mở rộng liên kết vùng trong nước, quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch tại các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Kazakstan, Australia…
Cùng với đó, từ những kết quả đạt được trong 10 tháng qua, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao sự phát triển và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực.
Điểm sáng của bức tranh kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm (có thặng dư cao); nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.
Nổi bật, trong tháng 10, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 51,2 điểm, tăng so với 47,3 điểm của tháng 9 và đã vượt lại lên trên ngưỡng 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra trong tháng trước… Đây được xem là một trong những yếu tố nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.
Theo S&P Global, dữ liệu tháng 10 cho thấy, ngành sản xuất của Việt Nam bắt đầu hồi phục sau ảnh hưởng của cơn bão trong tháng 9 khi ghi nhận cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trở lại. Tuy nhiên, một số tác động của bão lũ đã kéo dài sang đến tháng 10, từ đó, hạn chế tăng trưởng sản lượng và dẫn đến chậm trễ trong khâu giao hàng của nhà cung cấp và làm gia tăng lượng công việc chưa thực hiện. Tốc độ tăng của cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đã nhanh hơn nhưng vẫn còn ở mức nhẹ.
Còn theo Báo cáo thường niên Earning Insight 2024 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố, tâm lý doanh nghiệp đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2024 đang ngày càng cải thiện rõ nét.
Kỳ vọng tăng trưởng đang dần chuyển từ các kịch bản khiêm tốn sang những kịch bản tích cực hơn và được phản ánh trong kết quả khảo sát do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) tiến hành gần đây.
Theo đó, bức tranh triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 dường như sáng sủa hơn. Tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng 6% - 6,5% và trên 6,5% tăng mạnh; thậm chí cao hơn mức dự đoán hồi đầu năm là 17,6%.
Dẫn chứng số liệu dự báo của các tổ chức quốc tế, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report cho hay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng vừa điều chỉnh dự báo GDP của Việt Nam, dự kiến sẽ đạt mức 6% vào năm 2024 và tiếp tục cải thiện lên 6,2% vào năm 2025. Hay Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,1% vào năm 2024 và tăng lên 6,5% sang năm 2025.
Trong khi đó, Ngân hàng UOB điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng cả năm 2024 lên 6,4%, cao hơn nhiều so với mức dự báo trước đó là 5,9%. Những số liệu này đều tiệm cận với mục tiêu tăng trưởng chính thức mà Quốc hội Việt Nam đề ra là 6%-6,5%.
Chỉ ra một trong những điểm nhấn của năm 2024, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho biết, khả năng cả năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ đạt và vượt cả 15/15 chỉ tiêu, kết cấu hạ tầng có bước đột phá, chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số có điểm nhấn tích cực…
Tuy nhiên, nhìn chung cùng với xu hướng lạc quan thì vẫn có sự phân hóa trong dự báo của các doanh nghiệp, do sự phục hồi chưa đồng đều ở các lĩnh vực kinh tế. Thực tế, trong tháng 9, vẫn có 4.233 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023; 7.410 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 40,5%, 1.605 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,8%, cho thấy áp lực đối với doanh nghiệp vẫn lớn.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng nhận định còn nhiều rủi ro và thách thức tồn tại có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng; do đó, cần những bước đi chiến lược, triển khai các giải pháp phù hợp để kích thích và tận dụng cơ hội, vững vàng vượt khó khăn.
Cùng với triển vọng, báo cáo của Vietnam Report cũng ghi nhận những ý kiến của doanh nghiệp khi bày tỏ quan ngại về một số rủi ro về các thách thức dai dẳng liên quan đến bất ổn địa chính trị kéo dài, khó đoán định, sự thay đổi của các chính sách thương mại tại một số nền kinh tế sau bầu cử, cạnh tranh giữa các cường quốc về thương mại và công nghệ…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô; hoạt động sản xuất, kinh doanh; nợ xấu; giải ngân vốn đầu tư công; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; thể chế, pháp luật; việc phân cấp, phân quyền; chất lượng nguồn nhân lực...
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, những tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đã đề xuất Chính phủ sẽ tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm; trong đó, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tiếp tục hoàn thiện về thể chế và coi đây là giải pháp đột phá của đột phá. “Thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nhưng tháo gỡ được thì sẽ trở thành đột phá của đột phá”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Cùng với đó, các giải pháp tiếp theo đó là: Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án về đất đai; thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản; thúc đẩy các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, trong đó xác định đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, thu hút vốn FDI có chọn lọc (chú trọng các dự án lớn, dự án công nghệ cao, thu hút các nhà đầu tư chiến lược); đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, những ngành công nghiệp mới…
Cùng với những giải pháp trên, trong chỉ đạo tháng 10-2024 của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7-10-2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, cần kiến tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa để loại hình doanh nghiệp này có khả năng vươn lên và phát triển.
Đồng thời, khuyến khích cơ chế doanh nghiệp lớn hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo ra chuỗi giá trị nội địa và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần thiết thực, hiệu quả để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả giữa các khu vực; nghiên cứu việc hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8-10-2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao bám sát các quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024...
Nhằm đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18-10-2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức các đoàn công tác, huy động chuyên gia, lực lượng chuyên môn, cán bộ khuyến nông cơ sở đến từng hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để trực tiếp hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất…
Với những chỉ đạo, quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, rất nhiều đại biểu tin tưởng rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu.
Đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, mặc dù, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn bởi bên ngoài, bởi xung đột chính trị, nhu cầu tiêu dùng của thế giới chậm lại… Nhưng sự quyết tâm chính trị cao của các cấp, ngành, các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2024; trong đó, 15 chỉ tiêu đề ra đều đạt được, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7% là khả năng cao, cho thấy nền kinh tế phục hồi nhanh, khả năng chống chịu tốt.
“Đặc biệt trong bối cảnh cơn bão số 3 vừa qua (bão Yagi), Việt Nam đã khắc phục rất tốt và hiện nay đang có những tín hiệu tích cực trong quý cuối năm. Tôi rất tự hào, hãnh diện, có niềm tin về sự tăng trưởng, chất lượng điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp”, đại biểu Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.