Địa chỉ: 212 Lý Thường Kiệt, Sơn Phong, Hội An, Quảng Nam
Khám phá và chụp hình với các kiến trúc độc đáo mỹ sơn
Trải qua biến động, thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, khí hậu và con người, ngày nay, tháp Chăm còn lại không nhiều. Tuy nhiên,thánh địa mỹ sơn vẫn là di sản kiến trúc vô giá không chỉ của quốc gia mà còn của nhân loại, là nhân chứng về một nền văn hóa Champa cổ rực rỡ. Ngoài giá trị lịch sử, các đền tháp Chăm cũng được coi như là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với hình khối kiến trúc đặc biệt, kỹ thuật xây dựng độc đáo, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Phần lớn các công trình được xây bằng gạch kết hợp với một số thành phần đá sa thạch. Ở phía ngoài của bức tường mạch vữa kết nối giữa các viên gạch rất mỏng tạo cảm giác như không có lớp vật liệu ghép nối. Sau khi vương quốc Chăm sụp đổ, kỹ thuật xây dựng, chất kết dính dùng để liên kết các viên gạch được những người Chăm sử dụng trong quá khứ đã thất truyền. Thánh địa Mỹ Sơn có 70 công trình đền tháp kết tinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của nền văn minh Chămpa, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanmar), Angkor Wat (Campuchia), là kết tinh của những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong suốt chiều dài 9 thế kỷ. Nếu như trước đây thánh địa Mỹ Sơn thu hút phần lớn du khách quốc tế thì những năm trở lại đây đã có rất nhiều du khách trong nước quan tâm. Không chỉ đến để khám phá, tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hóa. Mà vẻ đẹp uy nghiêm và kỳ bí của thánh địa Mỹ Sơn còn giúp du khách có những tấm hình độc đáo trong chuyến du lịch đất Quảng.Chụp hình với các công trình cổ tại Mỹ SơnNhiều góc chụp hình độc đáo
Màn biểu diễn múa Champa tái hiện giá trị tinh hoa, văn hóa Chăm tại Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Thời gian biểu diễn - Suất 1: 09h15. - Suất 2: 10h45. - Suất 3: 14h00. - Suất 4: 15h30. Thời gian biểu diễn dưới chân tháp - Buổi sáng: 10h00. - Buổi chiều: 14h45. Múa chăm là hoạt động văn hóa phi vật thể được tái hiện sinh động bởi những người nghệ sĩ thực thụ qua những điệu múa uyển chuyển hòa với âm điệu của tiếng trống Ginăng, Baranưng, tiếng kèn Saranai… Màn diễn đưa du khách xuôi về dòng thời gian, không gian để tìm hiểu sự giao thoa, kết hợp hòa hợp giữa quá khứ và hiện tại. Biểu diễn múa Champa tại Mỹ Sơn là một đặc sản văn hóa không thể bõ qua khi đến tham quan Mỹ Sơn.Biểu diễn nghệ thuật tại thánh địa Mỹ Sơn
Để tìm hiểu về văn hóa Chăm ngoài các đền, tháp tại Mỹ Sơn, Trà Kiệu,… du khách còn có thể đến Hội An. Bởi ở đây còn lưu lại những chiếc giếng cổ từ Chăm và vẫn được sử dụng tới ngày nay. Hầu hết các giếng cổ hiện tồn trên địa bàn thành phố Hội An phân bố tập trung ở khu vực dọc bờ Bắc sông Đế Võng, thôn 5, 6 xã Cẩm Thanh, khối 4 phường Thanh Hà và đặc biệt là khu phố cổ. Trong hơn 80 giếng cổ sưu tầm được có thể chia thành 3 kiểu dáng cơ bản gồm kiểu hình tròn, hình vuông và hình trên tròn dưới vuông. Ngoài ra còn có một số kiểu khác không phổ biến như kiểu trên vuông dưới tròn, trên tròn dưới lục giác và trên bát giác dưới tròn. Trong số đó nổi tiếng hơn cả là giếng cổ Bà Lễ tại Đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền đây là giếng được xây dựng vào thời kỳ Champa, đã qua nhiều lần tu sửa. Trong đó, vào đầu thế kỷ XX, bà Bá Lễ ở gần giếng đã bỏ ra 100 đồng Đông Dương để đại tu và vì thế sau đó người dân gọi là giếng Bá Lễ.Giếng cổ Bà Lẽ đã được sử dụng từ thời kỳ Chăm Giếng có hình khối vuông, mặt tường phía Tây gắn liền với tường nhà một người dân. Khu vực phân bố của giếng rộng 20m2, giếng sâu 4m, dưới có khung móng gỗ lim, thành giếng xây bằng gạch Chăm, phần nổi lên cao 0,8m, tô xi măng. Giếng cho mạch nước ngọt, dồi dào, trong suốt và góp phần tạo nên tính đặc trưng của nhiều đặc sản ẩm thực của Phố cổ, đặc biệt là Cao lầu. Bên cách các giếng cổ, du khách cũng có thể đến đảo Ký Ức Hội An để thưởng thức show diễn đẹp nhất thế giới. Trong đó có phân cảnh về Đám Cưới đậm nét văn hóa Champa được lấy cảm hứng từ câu chuyện Huyền Trân Công Chúa và vua Chăm.Màn diễn đám cưới khắc họa một phần văn hóa Chăm tại Hội An Thánh địa mỹ sơn được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999, chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm mới lạ và phần nào giải đáp các bí ẩn về văn hóa Chăm cho du khách đến với Quảng Nam.
Năm 2024, trên địa bàn Hội An có 7 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Trong số này có đến 5 sản phẩm mới tham gia chương trình OCOP gồm: chả nấm Long Hoa, ngũ cốc ăn sáng Granola, bộ sản phẩm 12 con giáp, tô lá bồ đề và túi cói Kim Bồng. Hai sản phẩm được đánh giá lại là mực 1 nắng Cù Lao Chàm và nấm mối Uyên Khang.
Trong số các sản phẩm mới công nhận lần đầu, túi cói Kim Bồng là sản phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương và cũng là sản phẩm đặc trưng của nghề chiếu cói xã Cẩm Kim.
Theo bà Phạm Thị Công - chủ cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ cói Kim Bồng, đây không chỉ là một sản phẩm thời trang thân thiện môi trường mà còn là một món quà ý nghĩa về giá trị văn hóa truyền thống.
Chả nấm Long Hoa (phường Cẩm Nam) là sản phẩm thuần chay, đầy đủ dinh dưỡng, có quy trình chế biến sâu. Thành phần của chả nấm là nông sản tự nhiên được thu mua tại địa phương, thể hiện được thế mạnh vùng nguyên liệu bản địa, có tiềm năng phát triển thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng được chế biến sâu từ nông sản trên địa bàn tỉnh.
Trong khi đó, bộ sản phẩm 12 con giáp (phường Thanh Hà) là sự hòa quyện giữa yếu tố truyền thống và hiện đại thể hiện qua sự tinh xảo của sản phẩm gốm truyền thống tại làng nghề Thanh Hà.
Sản phẩm được nhận định có tiềm năng trở thành quà tặng du lịch đặc trưng của TP.Hội An bởi không đơn thuần là một sản phẩm trang trí từ gốm mà còn là món quà ý nghĩa về tài lộc và giá trị văn hóa truyền thống
Với 2 sản phẩm được công nhận lại, nấm mối đen Uyên Khang (phường Cẩm Nam) có thể chế biến được nhiều món khác nhau cho bữa cơm gia đình như nấm xào, nấm nướng, canh nấm hầm xương, lẩu nấm… với thành phần dinh dưỡng cao.
Đây cũng là sản phẩm tương đối mới mẻ trên địa bàn tỉnh, kể cả trong khu vực miền Trung nên thị trường tiêu thụ khá rộng mở. Còn sản phẩm mực 1 nắng Cù Lao Chàm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao từ năm 2021.
Từ đó đến nay, ở nhiều thời điểm, sản phẩm không đủ nguồn cung để cung ứng cho thị trường, đặc biệt là du khách đến Cù Lao Chàm và các nhà hàng trên đảo bởi sự tươi ngon và hương vị riêng.
Tháng 4/2024, UBND TP.Hội An phối hợp Ban điều hành khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam tổ chức tập huấn về phát triển dự án khởi nghiệp sáng tạo và nghệ thuật truyền thông, thương mại.
Tham gia tập huấn có các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh có ý tưởng, dự án khởi nghiệp; chủ thể sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn thành phố.
Nội dung tập huấn tập trung vào giải pháp phát triển sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, tư duy đổi mới sáng tạo; vai trò của truyền thông và marketing trong khởi nghiệp, kỹ năng truyền thông và marketing trên các nền tảng mạng xã hội.
“Tham gia lớp tập huấn này mình thấy rất bổ ích vì giúp nhận diện được những hạn chế cũng như có thêm nhiều kiến thức và giải pháp hay để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng tốt hơn” - bà Phạm Thị Minh Thủy, đại diện Cơ sở sản xuất nấm mối Uyên Khang (phường Cẩm Nam) chia sẻ.
Cũng trong năm nay, TP.Hội An tiếp tục hỗ trợ tích cực cho các chủ thể trong xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Tháng 6/2024, TP.Hội An tổ chức “Phiên chợ khởi nghiệp - tiêu dùng xanh lần 2” tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim) với nhiều sản phẩm OCOP được bày bán, giới thiệu.
Chính quyền địa phương cũng tổ chức giới thiệu, trưng bày sản phẩm OCOP tại các sự kiện lễ hội trong và ngoài thành phố như Ngày hội quật cảnh Cẩm Hà, Ngày hội làng nghề Kim Bồng, Ngày hội sản phẩm Quảng Nam tại Đà Nẵng; các hội chợ được tổ chức tại huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Nông Sơn; kết nối đoàn xúc tiến thương mại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) với cửa hàng thực phẩm sạch Xanh Xanh shop, cửa hàng đặc sản Hội An OCOP House nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm…
Mới đây, Trung tâm OCOP Hội An tại số 72 đường Nguyễn Thái Học (khu phố cổ Hội An) với sự hỗ trợ tích cực của thành phố đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Qua đó, góp phần giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP của Hội An, Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, nhất là du khách.
“Trong thời gian qua, thành phố đã hỗ trợ hình thành các điểm giới thiệu, quảng bá, bày bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ngoài Trung tâm OCOP Hội An, thành phố sẽ duy trì tổ chức các chợ phiên của Hội An cũng như từng bước hình thành các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại chợ Hội An và các địa điểm khác với hình thức phù hợp” - ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An nói.