Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]
Giới thiệu ngành Ngôn ngữ Hàn FPTU
Ngôn ngữ Hàn (Mã ngành: 7220210) là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Hàn Quốc, trong đó bao gồm: cấu tạo bộ chữ viết Hangeul, cách phát âm, vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp,... Tại Trường Đại học FPT ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc sẽ đào tạo sinh viên theo hai mảng chính: một là kiến thức ngôn ngữ và hai là lịch sử - văn hóa Hàn Quốc. Khi theo ngành này, sinh viên phải học cách sử dụng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và các phương pháp giao tiếp, làm việc bằng tiếng Hàn một cách tự nhiên như người bản xứ. Đồng thời, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn còn được trau dồi các kiến thức về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như văn hóa, xã hội, lịch sử, chính trị và con người Hàn Quốc. Hơn thế, trong quá trình học tập sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, lãnh đạo, và đàm phán. Đặc biệt, là các kỹ năng thiên về tác phong, cách hành xử của người Hàn Quốc trong môi trường làm việc thực tế. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia các vị trí việc làm như: điều phối viên, quản trị dự án, phiên dịch, biên dịch tiếng Hàn, chuyên viên thương mại giao dịch với đối tác Hàn Quốc, thư ký, trợ lý đối ngoại của các tập đoàn, công ty, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, giảng viên, trợ giảng tiếng Hàn tại các trường học, trung tâm.
Khuôn viên đào tạo, cơ sở vật chất, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Tính đến năm 2024, cơ sở vật chất của trường bao gồm[2] 476 giảng đường, hội trường, phòng học có diện tích 65.672,81m², thư viện (tính cả Trung tâm học liệu) có diện tích 11.871m²., 11 phòng học ngoại ngữ, đa phương tiện, biên dịch với diện tích 650,94m², 183 phòng thí nghiệm, thực hành thí nghiệm, thực hành máy tính, xưởng, trại và bệnh xá thú y với diện tích 76.349,14m², 10.945m² diện tích các phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư và giảng viên cơ hữu. Trường có hơn 60.000m² không gian thể dục thể thao với nhà thể dục thể thao (4.965m²), sân vận động và sân thể dục thể thao (55.879m²). Sinh viên được sinh hoạt nội trú trong các khu ký túc xá của trường với 1.367 phòng có diện tích hơn 75.000m² cùng hệ thống nhà ăn rải rác khắp khuôn viên trường có tổng diện tích hơn 2.300m².
Khuôn viên trường được phân tán tại nhiều địa điểm với cơ sở chính đặt tại khu II, đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Các cơ sở khác phục vụ cho một hoặc một số chức năng đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh hoặc chuyển giao công nghệ.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, trường Đại học Cần Thơ sẽ tự chủ về tài chính, chuyển trường Đại học Cần Thơ thành Đại học Cần Thơ và thành lập 04 trường và 02 phân hiệu đại học [32][33][34][35][36][37][38] thuộc Đại học Cần Thơ gồm:
Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 1966. Trường được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, cựu Trưởng khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến Trúc. Đây là viện đại học thứ năm của Việt Nam Cộng hòa (bốn viện đại học kia là Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, và Viện Đại học Vạn Hạnh).[40] Viện Đại học Cần Thơ có bốn phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa và Sư phạm. Sau đó viện đại học này mở thêm phân khoa Canh nông. Ngoài ra, Phân khoa Sư phạm có Trường Trung học Kiểu mẫu.
Năm đầu tiên đó có 985 sinh viên ghi danh học với viện trưởng là Giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Viện đại học có ba khuôn viên: trụ sở chính ở Công trường Hòa Bình trong thành phố, một số phân khoa đặt ở Cái Răng và khuôn viên thứ ba ở Cái Khế. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968) cơ sở ở Công trường Hòa Bình gồm thư viện, giảng đường và phòng thí nghiệm khoa học trong thị xã bị quân Mặt trận Giải phóng tiến chiếm. Trong cuộc phản công hai bên đánh nhau gây thiệt hại nặng nề nhưng sau đó được tái thiết.[40]
Sau năm 1975, Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành Trường Đại học Cần Thơ. Khoa Sư phạm được tách thành Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Sư phạm Xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, và Ngoại ngữ. Sau đó mở rộng thành 5 khoa: Toán - Lý (1980), Hóa - Sinh (1980), Sử - Địa (1982), Ngữ văn (1983) và Ngoại ngữ (1983).
Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và Chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được mở rộng thành 7 khoa: Trồng trọt (1977), Chăn nuôi - Thú y (1978), Thủy nông và Cải tạo đất (1978), Cơ khí Nông nghiệp (1978), Chế biến và Bảo quản Nông sản (1978), Kinh tế Nông nghiệp (1979), và Thủy sản (1979).
Năm 1978, Khoa đại học Tại chức được thành lập, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đào tạo là 5 năm. Từ năm 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo tại chức cần được mở rộng hơn và trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng đại học Tại chức mà tên gọi hiện nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Tiền Giang - Long An - Bến Tre, Vĩnh Long - Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải.
Năm 1987, để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Nông nghiệp đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo Cử nhân Kinh tế: Kinh tế Tài chính - Tín dụng, Kinh tế Kế toán Tổng hợp, Kinh tế Ngoại thương và Quản trị Kinh doanh. Tương tự, năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ở ĐBSCL.
Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, Đại học Cần Thơ còn tổ chức các Trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm kết hợp có hiệu quả 3 nhiệm vụ Đào tạo - nghiên cứu khoa học - Lao động sản xuất. Từ năm 1985 đến năm 1992 có 7 Trung tâm được thành lập: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (1985), Năng lượng mới (1987), Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL (1988), Điện tử - Tin học (1990), Nghiên cứu và Phát triển Tôm-Artemia (1991), Ngoại ngữ (1991), Thông tin Khoa học & Công nghệ (1992).
Tháng 4 năm 2003, Khoa Y- Nha - Dược được tách ra để thành lập Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trực thuộc Bộ Y tế.
Tháng 10 năm 2022, trường thành lập Trường Kinh tế, Trường Nông nghiệp, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Khoa Giáo dục thể chất trên cơ sở các khoa và bộ môn cùng tên (riêng trường Bách khoa từ khoa Công nghệ), thành lập Trường Bách khoa trên cơ sở khoa Công nghệ, thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm trên cơ sở sáp nhập Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học và Bộ môn Công nghệ thực phẩm của khoa Nông nghiệp[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52]. Trường Thủy sản là trường tiếp theo được thành lập trên cơ sở nâng cấp khoa Thủy sản vào tháng 12 cùng năm.
Hiện nay trường Đại học Cần Thơ có 6 trường (1 trường đào tạo chương trình phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12, 6 trường đào tạo chương trình đại học và sau đại học), 12 khoa và 3 viện.
Tự nhiên • Xã hội và Nhân văn • Sư phạm • Ngoại ngữ • Giáo dục Thể chất • Sau đại học • Luật • Chính trị • Dự bị Dân tộc • Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên • Phát triển Nông thôn
Công nghệ Sinh học và Thực phẩm • Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long • Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu
Ngoại ngữ • Công nghệ Phần mềm • Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm • Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp • Dịch vụ và Chuyển giao Công nghệ • Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí • Đánh giá Năng lực Ngoại ngữ • Đào tạo, Nghiên cứu và Tư vấn kinh tế • Điện - Điện tử • Điện tử Tin học • Học liệu • Liên kết Đào tạo • Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ • Giáo dục Quốc phòng • Trung tâm nghiên cứu thủy sản công nghệ cao tại trại Lò Gạch - Cái Răng • Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lợ - mặn tại trại Vĩnh Châu - Sóc Trăng • Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Khu Măng Đen