Du Học Việt Trí Lừa Đảo Tư Vấn Tài Xế Online Không Cần

Du Học Việt Trí Lừa Đảo Tư Vấn Tài Xế Online Không Cần

Xuất phát từ mong muốn được ra nước ngoài học tập và làm việc, nhiều gia đình đã mắc bẫy của những cá nhân hay công ty mang danh “ trung tâm tư vấn du học”.

Nhận diện trung tâm tư vấn du học lừa đảo

Không có bất kỳ một tổ chức nào có thể đảm bảo cho học sinh đậu visa 100% bởi vì quyết định cấp visa được thực hiện bởi Đại sứ quán/ Lãnh sự quán của quốc gia đó. Việc xin visa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực học tập của học sinh, chọn trường, khả năng tài chính, thể hiện phỏng vấn. Trung tâm tư vấn có thể dựa vào kinh nghiệm để đánh giá hồ sơ của bạn, hỗ trợ để tỷ lệ đỗ visa được cao hơn chứ không trung tâm nào quyết định được vấn đề này để cam kết chắc chắn cho bạn.

Bất cứ cam kết nào đến từ trung tâm tư vấn du học đều nên được thực hiện bằng việc ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn du học không nên chỉ tin khi hứa bằng miệng. Hợp đồng dịch vụ là một phần quan trọng trong việc thiết lập các quyền lợi, trách nhiệm, cam kết giữa hai bên và bảo vệ cho cả học sinh lẫn nhà cung cấp dịch vụ.

Nếu một trung tâm tư vấn du học không cần ký kết hợp đồng hoặc kể cả thực hiện dịch vụ miễn phí mà không cần ký hợp đồng thì đây là một dấu hiệu cảnh báo cho học sinh, cho thấy rằng họ không muốn chịu trách nhiệm về các cam kết hoặc không muốn tuân thủ các quy định pháp lý. Bạn nên cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định làm việc với họ hoặc có thể tìm kiếm các trung tâm tư vấn du học khác có hợp đồng rõ ràng, minh bạch hơn.

Tư vấn du học là ngành nghề dịch vụ có điều kiện tại Việt Nam, phải là một công ty đã được đăng ký kinh doanh, có năng lực thực hiện dịch vụ tư vấn du học với mối quan hệ với trường nước ngoài và người tư vấn có chuyên môn riêng mới có đủ điều kiện được cấp giấy phép. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, phụ huynh học sinh nên cân nhắc làm việc với những trung tâm tư vấn du học đã được cấp giấy phép từ Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình.

Việc một trung tâm tư vấn du học không có giấy phép từ cơ quan quản lý là dấu hiệu đáng ngờ cho thấy họ không tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến cung cấp dịch vụ tư vấn du học bởi thiếu các điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, đạo đức nghề nghiệp ví dụ như không có mối quan hệ hợp tác với trường nước ngoài, trường nước ngoài không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, không có đội ngũ tư vấn được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học, cơ sở vật chất không đạt yêu cầu…

Các cá nhân nhận tư vấn du học, các chuyên gia tư vấn độc lập không có công ty, không có giấy phép tư vấn du học là đang hoạt động trái pháp luật tại Việt Nam.

Muôn vàn chiêu thức lừa đảo tư vấn du học

Thủ đoạn của các công ty tư vấn du học muốn lừa tiền dịch vụ chính là quảng cáo trên website, mạng xã hội về việc cam kết với khách hàng là sẽ được học ở các trường top đầu, bằng cấp được công nhận toàn cầu, học bổng cao, không cần chứng minh tài chính để thu hút phụ huynh, học sinh. Sau khi ký hợp đồng và thu tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ cao chạy xa bay hoặc hứa hẹn nhiều lần, đòi thêm tiền để hoàn thiện thủ tục.

Các trường chấp nhận học sinh, sinh viên vào học thường cung cấp hóa đơn và số tài khoản hoặc có hướng dẫn đóng tiền rõ ràng cho phụ huynh. Vì vậy, nếu trung tâm nào đó từ chối hỗ trợ thông tin đóng thẳng cho trường hoặc yêu cầu phụ huynh chuyển tiền qua một tài khoản cá nhân nào đó để hỗ trợ phụ huynh nộp tiền cho trường thì bạn hãy cảnh giác. Có thể họ sẽ dùng tiền của bạn để cao chạy xa bay hay tiêu xài cá nhân.

Khi nộp hồ sơ xin nhập học tại các trường học ở nước ngoài, thậm chí chuyển trường ngay ở Việt Nam thì các trường đều có yêu cầu nhất định về bảng điểm/ học bạ, chứng chỉ tiếng Anh. Mỗi chương trình học đều có những yêu cầu khác nhau và được viết cụ thể trên website của trường. Đối với bậc đại học ở Mỹ, học sinh được yêu cầu tốt nghiệp THPT với bằng tốt nghiệp hoặc nếu không, bạn phải có chứng chỉ tương đương với bằng tốt nghiệp như GED. Chứng chỉ tiếng Anh được yêu cầu bắt buộc nếu nhập học trực tiếp bậc cử nhân ở đại học Mỹ. Nếu không có chứng chỉ tiếng Anh hoặc điểm tiếng Anh chưa đạt yêu cầu, bạn phải học theo chương trình hỗ trợ tiếng Anh trước và phải vượt qua yêu cầu của chương trình tiếng Anh để tiếp tục học chương trình cử nhân. Vì vậy, nếu chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về bạn có thể học chương trình cụ thể nào, hay đi du học không cần hỏi giấy tờ bảng điểm, học bạ, chứng chỉ bằng cấp của bạn thì cần cảnh giác nhé!

Du học tại một trường được chứng nhận bởi các tổ chức kiểm định giáo dục là rất cần thiết để tránh mọi rủi ro có thể đến với học sinh, sinh viên. Bởi vậy, khi lựa chọn trường du học, phải thực sự nghiên cứu kỹ về trường cũng như trường được công nhận bởi những tổ chức kiểm định giáo dục nào. Sau đây là một số lý do và hậu quả mà học sinh sinh viên có thể phải đối mặt khi học tại một trường không được công nhận: Trường không được chứng nhận có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cần thiết. Điều này có thể dẫn đến việc học không hiệu quả và không mang lại giá trị đích thực cho học sinh sinh viên. Học sinh sinh viên có thể không được cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ, bằng tốt nghiệp không được các tổ chức, nhà tuyển dụng chấp nhận. Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc chuyển tiếp hoặc du học tiếp sau đó. Điều quan trọng là tiền bạc và thời gian lãng phí khi không thể đạt được mục tiêu của mình.

Học bổng là một mối quan tâm rất lớn của đa số học sinh sinh viên Việt Nam khi đi du học bởi nó giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như khẳng định được năng lực của chính học sinh sinh viên. Học bổng toàn phần là ước mơ lớn của nhiều học sinh nên đây cũng chính là điểm dễ bị lợi dụng để lấy tiền dịch vụ từ các trung tâm tư vấn du học. Không có một học bổng toàn phần nào có thể đạt được dễ dàng kể cả bạn có bỏ ra hàng chục ngàn đô cho phí dịch vụ hay hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin nhập học, nhất là tại các trường ở Mỹ, nơi kinh doanh giáo dục là dịch vụ thu về hàng tỷ đô la mỗi năm.

Để được cấp học bổng toàn phần, ngoài điểm số xuất sắc, học sinh còn cần rất nhiều yếu tố khác và cả sự may mắn khi nộp đơn xin nhập học và xin học bổng. Vì vậy, các trung tâm chỉ có thể hỗ trợ học sinh để chuẩn bị hồ sơ tốt hơn, chứ không thể cam kết học sinh được nhận học bổng toàn phần. Vì vậy, nếu bạn nhận được sự cam kết có học bổng toàn phần ở trường học nào thông qua các trung tâm tư vấn du học, hãy bình tĩnh để nghiên cứu thật kỹ càng về trung tâm cũng như trường học đó trước khi quyết định lựa chọn làm việc.

Tránh bẫy lừa đảo của các trung tâm tư vấn

Để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, phụ huynh học sinh Việt Nam nên lựa chọn các trung tâm tư vấn du học uy tín được cấp phép hoạt động, tìm hiểu về danh tiếng, phản hồi từ khách hàng trước đó, nghiên cứu các thông tin trên mạng; so sánh dịch vụ và chi phí của một vài trung tâm tư vấn trước khi quyết định chọn trung tâm để đánh giá xem liệu mức chi phí và cam kết mà họ đưa ra có hợp lý không; có văn phòng làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn có chuyên môn, thông tin tư vấn rõ ràng, đảm bảo việc giải thích rõ thông tin về trường học, ngành học, quy trình làm việc, có hợp đồng ràng buộc với quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng.

Nếu có điều kiện, phụ huynh học sinh nên đến trực tiếp văn phòng tư vấn du học để gặp gỡ trực tiếp với đại diện của trung tâm và làm sáng tỏ những điều bạn chưa thấy chắc chắn.

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 483/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2023

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn VTV.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.

Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH,PHẠM QUỐC THẮNG, NGUYỄN TRỌNG NINH

Tổng đài VTV: (024) 3.8355931; (024) 3.8355932

Ðiện thoại Thời báo VTV: (024) 66897 897Email: [email protected]

LTS: Là người từng có 10 năm làm việc trong môi trường giáo dục quốc tế và 4 năm trải nghiệm cuộc sống "du học", tác giả Đất Việt chia sẻ câu chuyện về việc lừa đảo trong tư vấn du học.

Câu chuyện này được báo chí Mỹ phanh phui liên quan đến một Tập đoàn tư vấn du học của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tác giả cũng đặt ra nghi vấn liệu vấn đề này có xảy ra tại Việt Nam. Đặc biệt, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đang thông tin về một vụ việc gây tranh cãi tại ILA Đà Nẵng.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc ở nhiều khía cạnh, đặc biệt trong những vấn nạn xã hội như tham nhũng, lạm dụng quyền lực, quan hệ để “lừa đảo”.

Như một việc hiển nhiên, điều này có hiện diện trong các hoạt động cung ứng du học, dù là từ nguồn tiền từ đâu.

Trong bài viết này, dựa trên 10 năm làm việc trong môi trường giáo dục quốc tế và 4 năm trực tiếp là người “du học”, tôi hiểu ra được tại sao nhiều “cửa sau”, kiểu lừa đảo, của cái gọi là tư vấn du học ở Việt Nam lại phát triển được.

Có lẽ phần lớn sự thật của nó được mô tả qua phóng sự điều tra của Reuters trong năm 2016 về vụ việc “lừa đảo trong tư vấn du học” của Tập đoàn tư vấn New Oriental (Trung Quốc).

Xin được tóm tắt để chúng ta cùng biết thêm về thế giới tư vấn du học là như thế nào.

Tháng 12 năm 2016, cả nước Mỹ và giới học thuật, các đại học Mỹ, rúng động vì báo cáo điều tra do Reuters thực hiện.

Báo cáo này đã cáo buộc Tập đoàn Giáo dục và Công nghệ New Oriental (Trung Quốc), một tập đoàn tư nhân lớn nhất ở Trung Quốc, đã lên sàn chứng khoán New York với doanh thu 1,5 tỷ đô la Mỹ hàng năm, gửi hàng chục nghìn học sinh của mình sang Mỹ mỗi năm trong gần 10 năm qua, về hành vi “lừa dối trong tư vấn tuyển sinh”.

Hầu hết kế hoạch tuyển sinh học sinh của họ được thực hiện thông qua các mối liên hệ với giáo viên và quản lý ở các trường cấp 3 và đại học.

Những đầu mối này đã tự nguyện trở thành “đại lý tuyển sinh thứ cấp” trong hệ thống công ty tư vấn.

Thông qua hai tư vấn du học người Mỹ có quyền lực ở hai trường khoa học xã hội nhỏ (Liberal arts) tại New York và Vermont, hai tư vấn người Mỹ đã hỗ trợ 2 công ty tư vấn du học Trung Quốc bằng việc mời chào và tổ chức chuyến đi thăm Trung Quốc, gặp gỡ trực tiếp các học sinh sinh viên Trung Quốc, cho hàng chục nhân viên tuyển sinh của nhiều đại học lớn của Mỹ (trong đó có cả đại học Cornell, Chicago, Stanford và đại học California, Berkeley).

Phần lớn chi phí của đoàn tại Trung Quốc do New Oriental chịu.

Hai công ty tư vấn du học mà những nhà tư vấn độc lập của Mỹ đứng đại diện là New Oriental Education & Technology Group Inc và Dipont Education Management Group, đã chào các dịch vụ vượt ra ngoài dịch vụ tuyển sinh thông thường. Nhân viên của New Oriental và Dipont đã xác nhận với Reuters về những việc làm lừa dối (fraud) của hai công ty khi họ viết bài luận, lấy giấy xác nhận của giáo viên và cung cấp bảng điểm cấp ba được xếp hạng “một cách lừa dối” cho các đại học Mỹ.

Theo chia sẻ từ nhân viên tư vấn du học, hầu hết học sinh Trung Quốc và khách hàng của họ đều thiếu các kỹ năng viết luận, viết những nhận xét cá nhân.

Và theo đó, nhân viên tư vấn sẽ làm hết hồ sơ, chỉ trừ một phần nhỏ các học sinh xuất sắc thì tự làm.

Trong hợp đồng dịch vụ Reuters có được, dịch vụ tư vấn du học bao gồm cả việc viết và “đánh bóng” hồ sơ xin học vào Mỹ, mở tài khoản cá nhân cho học sinh nộp đơn vào các trường đại học, kiểm soát “mật khẩu”.

Như rất nhiều học sinh thú nhận, họ chả cần phải nhìn đến đơn xin học làm gì, vì đã có công ty tư vấn du học thực hiện.

Cứ theo đó, New Oriental đã cung cấp dịch vụ cho 2 triệu học sinh Trung Quốc mỗi năm và được quảng bá với những cơ hội vào đại học hàng đầu của Mỹ, dựa trên những quan hệ rất chặt chẽ và thân tình với những chuyên viên tuyển sinh của trường, thậm chí lại là những người gốc Trung Quốc.

Họ dùng nhiều cách tiếp cận để lấy được sự tin tưởng của các chuyên viên tuyển sinh, và sau đó, việc gửi hồ sơ học sinh qua trường dễ dàng hơn nhiều.

Với mỗi học sinh, chi phí cho 1 hồ sơ sẽ khoảng từ 1.450 – 7.300 đô la Mỹ cho dịch vụ giới thiệu trường và chuẩn bị hồ sơ.

Nhưng thực tế, theo điều tra tại Trung Quốc, các gia đình rất sẵn sàng chi đến 60.000 đô la Mỹ để “lo” cho con vào được trường “xịn” của Mỹ [2], trong đó bao gồm cả làm sao cho điểm SAT phải “đẹp” trong hồ sơ.

Điều này có lẽ không lạ, khi những cảnh báo về tính minh bạch cho tổ chức thi SAT ở Trung Quốc, Hồng Kông và một số nước Châu Á luôn bị đặt dấu hỏi.

Nhiều lần College Boards đã phải hủy việc tổ chức thi SAT ở Hồng Kông, Trung Quốc và Châu Á [3], nhưng thực ra, nếu đã là “gian dối có hệ thống” hoặc xuất phát từ chính ai đó trong ban tổ chức thi địa phương, thì hủy cũng giúp ích gì?

Không chỉ dừng ở việc tổ chức tour cho chuyên gia tuyển sinh các trường sang Trung Quốc, các đại diện tuyển sinh đã mời học sinh và phụ huynh Trung Quốc sang tham gia chương trình mùa hè (Summer Camp) ở các đại học lớn.

Việc này nhằm làm tăng thêm thu nhập cho trường, đồng thời giúp cho trường có kế hoạch tuyển sinh phù hợp với từng loại đối tượng.

Một chiến lược kiếm tiền hoàn hảo được triển khai rộng khắp trên các tỉnh của Trung Quốc và dựa trên các công ty “không vì lợi nhuận” được dựng lên bởi các nhà tư vấn độc lập có tên tuổi của New York, Vermont, và sau này, cùng với danh sách ngày càng dài của các trường tham gia vào việc tuyển sinh học sinh Trung Quốc….

Dịch vụ tư vấn du học “lừa đảo” của các công ty Trung Quốc đã làm dấy lên quan ngại về sự trung thực, minh bạch, và công bằng khi xét hồ sơ vào đại học ở Mỹ.

Nó bao gồm cả những đại học có tên tuổi đến các đại học vùng, miền, cho những học sinh khác, trong đó có cả học sinh của Mỹ.

Có cơ sở để hiểu được, tại sao các nhà tuyển sinh đại học Mỹ lại có thể “mềm lòng” trước những “vi phạm về đạo đức trong xét tuyển” du học sinh nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong vòng 10 năm qua.

Điều này phải quay về với thực tế rất phũ phàng là từ năm 2008, chính quyền bang đã cắt khá nhiều tiền trợ cấp cho đại học, bao gồm cả đại học nghiên cứu hay đại học dành cho những sinh viên thiểu số như Hispanic hay Latino (xin xem bảng cắt giảm ngân sách)

Theo đó, sinh viên nước ngoài, với việc chi trả tiền học thường là đắt gấp nhiều lần so với sinh viên Mỹ thực sự là nguồn “cân bằng” cho ngân sách các đại học Mỹ.

Theo thống kê của IIE, Open Door, hiện có hơn 1 triệu sinh viên nước ngoài ở Mỹ.

Trong đó, riêng Trung Quốc đã chiếm hơn 35%, và nếu cộng với số của Ấn Độ thì đã lên đến hơn 60%, đóng góp khoảng 36 tỷ đô la Mỹ và 400.000 công việc cho người Mỹ.

Vụ việc này đã gây ra khủng hoảng “niềm tin” và buộc các đại học Mỹ phải xem xét lại chính sách sử dụng đại diện tuyển sinh ở nước ngoài có trả phí và những đòi hỏi về đạo đức với những chuyên gia tuyển sinh trong trường.

Đặc biệt là khi họ dùng những người gốc Trung Quốc để tuyển sinh cho thị trường Trung Quốc.

Vấn đề được đánh giá nghiêm trọng hơn là việc sử dụng tư vấn mà họ đã chi trả phí đi lại hay các chi phí địa phương cho việc tổ chức gặp gỡ ở Trung Quốc, hay ở Mỹ với đại học Mỹ.

Nó đang “gióng” lên một hồi chuông báo động hệ thống giáo dục Mỹ rằng, “Liệu khi bị cắt giảm ngân sách, chúng ta còn giữ được đạo đức trong tuyển sinh được bao lâu?”.

Nếu đạo đức trong tuyển sinh bị suy giảm, việc đại học Mỹ đi kêu gọi về “giáo dục toàn cầu” cho các nước khác có còn phù hợp hay đây là chính sách để “cân bằng ngân sách” cho giáo dục Mỹ đang bị cắt?

Vì lẽ này, khi nhìn lại thị trường tư vấn du học của Việt Nam và dự thảo Nghị định mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây, không khó để nhận ra những quy định nhằm làm cho các “cá mập” trong làng tư vấn du học.

Mà trong đó, kha khá đều là hoặc có quan hệ chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài), hoặc là du học sinh từ nước ngoài về, được hưởng lợi rất nhiều và không hề chịu bất kỳ trách nhiệm gì.

Khi du học sinh hoặc ở nước ngoài hoặc khi đã về Việt Nam, chuyển từ quan hệ học sinh sang quan hệ đối tác kinh doanh với trường mình học trước đây, mọi chuyện có vẻ không có vấn đề gì, cho đến khi những mâu thuẫn về lợi ích phát sinh do vị trí công việc đòi hỏi (có ai dám nói trung thực những điểm tệ về trường mà mình đang được nhận tiền tư vấn không?).

Và khi vì những khoản tiền tư vấn được hưởng từ trường mình giới thiệu chi trả, người ta sẵn sàng làm mọi cách biến học sinh Việt Nam thành “con mồi” để cùng “thịt”.

Liệu có ai làm một khảo sát về việc có bao nhiêu du học sinh đi học ở nước ngoài đã phải chuyển trường sau 1 năm đầu sang học (tỷ lệ tiền hoa hồng thường được tính dựa trên tiền học đóng từng năm của học sinh), hoặc lang thang ất ơ đâu đó, không hề đi học, nhưng ở nhà, cha mẹ vẫn tự hào “cháu nó đi du học”?

Có bao nhiêu du học sinh Việt Nam bỏ học dở dang do sang học không phù hợp với tư vấn ban đầu, hay không đúng ngành, đúng năng lực?

Hoặc sang học rồi dùng tiền mua kiến thức để tốt nghiệp? Liệu có ai đã điều tra xem, nghề thi hộ hay làm bài hộ đã trở thành việc kiếm cơm cho học sinh học giỏi nhưng nghèo ở nước ngoài hay chưa?

Liệu có ai đã biết, đằng sau mỗi công ty tư vấn du học ở Việt Nam, là những ai?

Họ làm gì để “chặt” được tiền tư vấn, thậm chí với những hứa hẹn về học bổng chính phủ mà có những yêu cầu “đặt cọc” lên tới 60.000 đô la Mỹ?

Liệu Việt Nam đang “học” Trung Quốc về những dịch vụ lừa đảo du học? Rất nhiều khả năng, khi nhìn kỹ lại thị trường.

Cũng xin nói rõ là tôi yêu nước Mỹ và tinh thần thượng tôn pháp luật của Mỹ, nên Reuters mới có thể công bố về những điều tra sai phạm như vậy lên mặt báo.

Chúng ta không nên ngây thơ để tin là chỉ có nước Mỹ mới có tình trạng này. Nó đã có hệ thống “tư vấn” gian dối ở tất cả các nước mà có sinh viên nước ngoài đi học. Vấn đề là chỉ có ở Mỹ, mới có báo chí đi điều tra và đưa tin.

Xin cảm ơn nước Mỹ và Reuters. Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.reuters.com/investigates/special-report/college-charities/

[2] https://www.forbes.com/sites/zheyanni/2014/07/30/the-chinese-are-willing-to-pay-60000-for-a-college-application/#52e9c932319d

[3] https://www.theguardian.com/world/2016/nov/04/asia-pacific-students-have-test-results-cancelled-in-latest-cheating-episode; https://www.washingtonpost.com/news/answer-sheet/wp/2017/02/22/college-board-takes-robust-new-sat-security-steps-but-is-it-enough-to-stymie-cheating/?utm_term=.3a029cb23390

[4] http://www.cbpp.org/research/state-budget-and-tax/funding-down-tuition-up