Di Tích Thánh Địa Mỹ Sơn Thuộc Vùng

Di Tích Thánh Địa Mỹ Sơn Thuộc Vùng

Kinh nghiệm du lịch, đánh giá điểm đến và ẩm thực nổi tiếng Đà Nẵng

Hướng dẫn đường đi đến Thánh Địa Mỹ Sơn

Dù bạn xuất phát từ Đà Nẵng hay Hội An thì đều có thể sử dụng các phương tiện như xe máy, ô tô hoặc xe bus. Vì chặng đường sẽ mất một khoảng thời gian bạn nên đi bằng ô tô sẽ tối ưu hơn.

Các cụm tháp được xây dựng theo chiều kim đồng hồ

Trong văn hóa của người Chăm Pa, việc xây dựng đền thờ bắt buộc cửa chính phải hướng về phía Đông để đón ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, tại Thánh Địa Mỹ Sơn lại có đến 5 cụm tháp có cửa chính được xây theo hướng Đông Nam.

Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học cho biết, do quá trình hoạt động đứt gãy đã làm thay đổi hướng cửa chính của các cụm tháp. Thay vì xây theo hướng quy định, các cụm tháp tại Thánh Địa Mỹ Sơn lại bị điều chỉnh hướng theo chiều kim đồng hồ.

Thưởng thức các tiết mục văn hóa nghệ thuật độc đáo

Bên cạnh việc khám phá các di tích tại Thánh Địa Mỹ Sơn, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm sâu sắc hơn về văn hóa của người Chăm Pa thời xưa qua các màn trình diễn văn hóa nghệ thuật. Chẳng hạn như trình diễn nhạc cụ dân tộc hay các vũ điệu múa truyền thống của người Chăm. Đặc biệt, vũ điệu Apsara tinh tế sẽ tạo cho du khách cảm giác như bước vào một không gian huyền bí giữa rừng núi.

Ngoài ra, việc tham gia vào lễ hội Katê tại Mỹ Sơn vào tháng 7 hàng năm theo lịch dân tộc Chăm cũng là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Chăm, nhằm tưởng nhớ tổ tiên cũng như cầu nguyện cho sự thịnh vượng và bình an.

Điểm thu hút tại Thánh Địa Mỹ Sơn

Chơi gì ở Đà Nẵng? Du khách cũng có thể tham quan Thánh Địa Mỹ Sơn và trải nghiệm những hoạt động thú vị, chiêm ngưỡng các kiến trúc như:

Kiến trúc Chăm Pa cổ đại tại Mỹ Sơn được xây dựng chủ yếu bằng gạch đỏ, một loại gạch đặc trưng của nền văn minh Chăm Pa. Các ngôi đền tháp tại đây chia thành nhiều cụm, trong đó các cụm tháp A, B, C, là những cụm quan trọng nhất. Mỗi cụm tháp đều mang một ý nghĩa tôn giáo riêng, được xây dựng để tôn thờ thần Shiva. Đặc biệt, kỹ thuật xây dựng tinh xảo của người Chăm Pa đã khiến những viên gạch không dùng vôi vữa mà vẫn kết dính đầy bí ẩn và đứng vững suốt hàng ngàn năm qua.

Đối với người Chăm Pa, Thánh Địa Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo, nơi thực hiện các nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh. Thần Shiva, một trong ba vị thần quan trọng nhất trong Hindu giáo, được thờ phụng ở đây với hình tượng là linga và yoni. Những nghi lễ thờ cúng thần Shiva thường diễn ra trong các đền tháp, là nơi tôn nghiêm dành cho giới vương quyền và tầng lớp tu sĩ của vương quốc.

Một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo đặc sắc nhất của người Chăm, được tổ chức hàng năm tại Thánh Địa Mỹ Sơn và các vùng lân cận. Lễ hội không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn là cơ hội để người Chăm Pa thể hiện nét đẹp truyền thống qua các nghi lễ, âm nhạc và điệu múa đặc trưng.

Múa Apsara là một loại hình múa cổ truyền của người Chăm Pa, thường được biểu diễn tại Thánh Địa Mỹ Sơn trong các dịp lễ hội. Điệu múa này tái hiện hình ảnh của những nàng tiên Apsara trong thần thoại Hindu giáo, thể hiện sự tôn vinh dành cho thần linh.

Dẫn vào khu di tích là con đường cổ được lát đá, uốn lượn qua những cánh rừng xanh thẳm. Đi bộ trên con đường này, du khách sẽ có cảm giác như đang quay ngược thời gian, bước vào thế giới của hàng ngàn năm trước, nơi mà người Chăm đã từng đặt những bước chân đầu tiên đến các ngôi đền linh thiêng.

Khám phá con đường rộng 8m dẫn đến trung tâm khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn

Còn đường này được một chuyên gia người Ấn Độ phát hiện ra trong quá trình trùng tu và phục chế lại các tháp đền. Con đường này có chiều rộng là 8m, hai bên là hai bức tường nằm song song được chạm khắc hoa văn một cách tinh tế và được chôn trong lòng đất với độ sâu 1m.

Theo các tư liệu lịch sử cho biết, chỉ có vua chúa, hoàng tộc hoặc những người quyền lực cao mới được phép đi trên con đường này. Đây cũng chính là con đường dẫn trực tiếp tới các khu tháp lớn thường được sử dụng để tổ chức các buổi lễ lớn của người Chăm cổ xưa.

Những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về Thánh Địa Mỹ Sơn

Từ khi được phát hiện, Thánh Địa Mỹ Sơn đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách bởi kiến trúc hùng vĩ và thâm nghiêm. Câu chuyện lịch sử của nơi này còn chứa đựng 5 điều thú vị mà có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đến đó là:

Sự phát triển của văn hóa Chăm Pa

Đây là nơi đã chứng kiến sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc và âm nhạc Chăm. Những di sản còn lại tại đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn minh từng thịnh vượng và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử, văn hóa khu vực.

Kinh nghiệm đi Thánh Địa Mỹ Sơn cần lưu ý gì?

Dù là điểm du lịch được ghé thăm nhiều hàng năm thế nhưng không phải thời điểm nào cũng lý tưởng để khám phá trọn vẹn Thánh Địa Mỹ Sơn hoặc các địa điểm tâm linh khác như chùa Linh Ứng Đà Nẵng. Dưới đây Premier Village sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bổ ích để bạn dễ dàng lên kế hoạch cho chuyến đi của mình:

Ngoài ra, thành phố biển cũng ẩn chứa nhiều địa điểm nổi tiếng khác chờ bạn khám phá. Một trong những thông tin được quan tâm hàng đầu như cầu Rồng Đà Nẵng lịch phun nước và lửa, thời gian cầu sông Hàn xoay mấy giờ,…

Thánh Địa Mỹ Sơn không chỉ là một điểm tham quan hấp dẫn mà còn là một minh chứng lịch sử quan trọng về nền văn minh Chăm Pa cổ đại. Từ kiến trúc đền tháp độc đáo, các lễ hội văn hóa đặc sắc cho đến con đường cổ dẫn vào di tích, mọi thứ tại đây đều mang trong mình giá trị sâu sắc. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch thì đừng quên dừng chân tại Premier Resort Đà Nẵng để tận hưởng trọn vẹn nhất nhé.

Là nơi tổ chức lễ thánh tẩy của các vị vua người Chăm Pa

Trước kia, Thánh Địa Mỹ Sơn được biết đến là một thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa. Mỗi khi có vị vua lên ngôi, họ thường đến đây để dâng cúng lễ vật, làm lễ thánh tẩy và xây dựng đền thờ.

Ngoài ra, Thánh Địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hoá và tín ngưỡng quan trọng đối với các triều đại Chăm Pa. Đồng thời cũng là nơi chôn cất của các vị vua và những người có quyền lực lớn.

Thánh Địa Mỹ Sơn được xây dựng trong một thung lũng rộng lớn gần đầu nguồn sông Thu Bồn. Đây là nơi linh thiêng thờ cúng các vị thần và vua Chăm Pa cổ đại.

Các ngôi đền được xây bằng gạch đỏ, trang trí bởi các bức phù điêu mang hình ảnh đáng kính của các vị thần, nữ thần đạo Hindu, động vật, vũ nữ Apsara và các vị vua Chăm. Ngoài ra, Thánh Địa Mỹ Sơn còn mang đậm dấu ấn của đạo Hindu bởi các họa tiết như  thần rắn Naga, cây sen, ngọn lửa,...

Minh chứng về một nền văn mình Châu Á đã biến mất

Tại cuộc họp thứ 23 tại Maroc năm 1999, UNESCO đã quyết định công nhận Thánh Địa Mỹ Sơn ở Hội An là một trong những di sản văn hóa thế giới. Đó là minh chứng rõ nhất về một nền văn minh Châu Á đã biến mất.

Vì đó là nền văn minh Chăm Pa, một nền văn minh đã từng tồn tại ở khu vực miền Trung Việt Nam từ cuối thế kỷ 2 đến đầu thế kỷ 19. Mặc dù đã trải qua bao biến cố lịch sử, giá trị văn hóa tại Thánh Địa Mỹ Sơn vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay và thu hút sự yêu thích của du khách từ khắp nơi.