Chính Sách Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn

Chính Sách Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn

Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ được ban hành

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương

CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HÙNG VƯƠNG

Địa chỉ cơ quan : Số 139 đường Hùng Vương, phường 6, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : 9690241 – 9693493 Quyết định thành lập : Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương được thành lập theo Quyết định số 2621/QĐ-UB-KT ngày 02 tháng 11 năm 1992 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Chức năng nhiệm vụ : Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế đầy đủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn và mở tài khoản ở Ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ) theo quy định của Nhà nước. Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương có nhiệm vụ chính sau đây : - Được tổ chức sản xuất, chế biến các mặt hàng : nông-lâm-thủy-hải sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, theo chỉ tiêu kế hoạch. Công ty được xuất khẩu các mặt hàng do Công ty sản xuất chế biến và nhập khẩu cho yêu cầu phát triển sản xuất theo giấy phép của Bộ Thương mại. - Liên doanh-liên kết kinh tế với các đơn vị kinh tế trong và ngoài thành phố và các Công ty nước ngoài, kể cả Việt kiều để nhận vốn đầu tư và tổ chức dịch vụ xuất nhập khẩu. - Tham gia vào chương trình xuất nhập khẩu của thành phố, được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép và phân bổ các hạn ngạch xuất nhập khẩu của thành phố. - Công ty được vận dụng theo quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987, quyết định số 195/HĐBT ngày 02/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng và những quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh.  Cơ cấu tổ chức bộ máy  Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của cơ quan v Số lượng và chất lượng cán bộ, công chức và lao động : Tổng số cán bộ, công chức và lao động : 206 người, trong đó : - Nam : 74 người - Nữ : 132 người - Trình độ học vấn : 11 đại học, 07 trung học chuyên nghiệp, 61 trung học phổ thông, 110 trung học cơ sở, 17 tiểu học. - Ban Lãnh đạo Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương gồm : 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.  - Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Công ty gồm : 04 Trưởng phòng, 01 Quản đốc và 01 Phó Quản đốc Xưởng chế biến.

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

An Phú, An Khánh (Khu B), P. An Phú, Q.2

Quốc lộ 1, P. Tân Thới Hiệp, Q. 12

Khu Dân Cư Bình Phú, P. 11, Q. 6, Tp. HCM

Công ty TNHH Sài Gòn Coop Đầm Sen (Coop Mart Phú Thọ)

Công ty TNHH Sài Gòn Coop Xa lộ Hà Nội

191 Quang Trung, P. Hiệp Phú, Q.9

Số 168 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3

Công ty TNHH Sài Gòn Coop Phú Nhuận

571-573 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận

189 C, Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, Q1

2 Trường Chinh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú

KDC Phú gia Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong, Q. 7

Công ty TNHH Sài Gòn coop Đinh Tiên Hoàng

Số 127 Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q. Bình Thạnh

48 Hoa Sứ, phường 7, quận Phú Nhuận

Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ, Q.12 - Tp.HCM

67/2 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp. HCM

0-54 Tuy Lý Vương, P.13, Q.8, Tp.HCM

96 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM

787 Lũy Bán Bích, P.Phú Thọ Hoà, Q.Tân Phú, TPHCM

Số 138 A Tô Hiến Thành, P. 10, Q.10

Công ty TNHH & DV-siêu thị Big C An Lạc

Số 1231 QL 1A, KP5, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân

Công ty TNHH &TM DV siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ

Số 202 B Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận

212 Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Quận Tân Phú

Lầu 2, 469 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q. 7, TPHCM

Lầu 1-5 Tòa nhà Everrich 968 đường 3 tháng 2, P. 15, Q.11, TP.HCM

15-17 đường Cộng Hòa, P. 4, Q. Tân Bình

CN công ty cổ phần đầu tư An Phong-Siêu thị Maximark 3/2

Siêu thị Vinatex Lãnh Binh Thăng

1/2 Lãnh Binh Thăng,Q.11,TP.HCM

Siêu Thị Vinatex Lý Thường Kiệt

79B Lý Thường Kiệt,Q.Tân Bình,TP.HCM

Khu công viên hồ Khánh Hội, Q.4, TP.HCM

571 Huỳnh Tấn Phát,P.Tân Thuận Đông,Q.7,TP.HCM

Hợp tác xã NN SX - TM & DV Phước An

Số D11/24 Ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh

Sản phẩm bán tại hệ thống siêu thị SaiGon Coop, Big C, Metro

Số 5/29 ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh

Hợp tác xã Nông nghiệp DV Ngã Ba Giòng

Số 11/3C ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn

Hợp tác xã rau an toàn Nhuận Đức

Số 516/9 đường Nguyễn Thị Rành, ấp Bàu Tròn, xã Nhuận Đức, H. Củ Chi

Sản phẩm bán tại hệ thống siêu thị SaiGon Coop

Hợp tác xã thương mại dịch vụ Phú Lộc

Số 1A, đường 82, tổ 21, ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi

Sản phẩm bán tại Hệ thống siêu thị SaiGon Coop, Big C, Metro, Lotte, Aeone

HTX Nông nghiệp TM & DV Hưng Điền

Số C8/21 Hương lộ 11, ấp 3, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh

Sản phẩm bán tại hệ thống siêu thị SaiGon Coop

III. CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, KINH DOANH

Cửa hàng Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp

Kinh doanh rau, củ, quả các loại

Sơ chế, đóng gói bầu, bí đao, dưa leo

Số 305/2 Tô Ngọc Vân, P. Thạnh Xuân, Quận 12

Công ty TNHH XNK Nông nghiệp Kiến Tường

113 Bàu Cát, phường 14, quận Tân Bình

Sản xuất, sơ chế dưa lưới, dưa lê

290/5/6 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp

Số 124/1/17 Đường TA 18, KP2, P. Thới An, Quận 12

Sơ chế, kinh doanh rau củ quả và các loại hạt

169 Khánh Hội, phường 3, Quận 4

CN Công ty CP XNK Rau Quả Hoàng

Sơ chế đóng gói rau quả, trái cây

85 Hoàng Quốc Việt, phường Phú Thuận, Quận 7

Công ty TNHH TM – DV - XK Phi Long

559 Lũy Bán Bích, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú

Công ty TNHH SX XNK Phi Long Ichiban

Số 205/24E, Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú

Chi nhánh tại Củ Chi Công ty CP Nông nghiệp GAP

Sơ chế gạo và đóng gói thanh long sấy

Số 28A Võ Văn Bích, ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi

Số 58, Phú Thọ, phường 2, quận 11

Công ty TNHH SX - TM Trung Nhân

Sơ chế rau quả và đóng gói các loại hạt

BR5-BR6, khu phố 8, phường Tân Tạo, quận Bình Tân

Số E4/52, quốc lộ 1A, phường Bình trị Đông B, quận Bình Tân

Công ty TNHH rau quả Bảo Phương

Số 91A Ngô Chí Quốc, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức

Công ty TNHH MTV SX TM Anh Nhân

Số 42/3E ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

C141/39 Tôn Thất Thuyết, phường 15, quận 4

Cơ sở Phạm Thị Bích Phượng (TONY)

Sơ chế rau, củ, quả và đóng gói các loại hạt

Số 169 Khánh Hội, phường 3, Quận 4

DNTN Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tú Phượng

Sơ chế rau, củ, quả và đóng gói các loại hạt

Số 169 Khánh Hội, phường 3, Quận 4

Công ty TNHH Sản xuất RAT Tân Trung

Số 2C, đường 82, Tổ 20, ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi

Công ty TNHH Kinh doanh Rau quả thực phẩm VF

Số 60/1 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, quận Bình Thạnh

Chi nhánh Công ty TNHH TM XNK Cao Nguyên Xanh

Số 456/36A Cao Thắng nối dài, Phường 12, Quận 10

100/14 Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1

Công ty TNHH MTV NSTP Quyết Chí

185 Tôn Thất Thuyết, phường 4, Quận 4

Số 377 Tân Sơn Nhì, phường Tân Thành, quận Tân Phú

Công ty TNHH TM DV Xuất nhấp khẩu Hải Anh

Kinh doanh đóng gói nấm, rau củ quả

Số 12, đường TA 29, Tổ 4, Khu phố 7, phường Thới An, quận 12

Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thương mại Nông sản Hữu Trí

Số 12/1 ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn

Số 1/9, Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn

Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Đông Âu

Chế biến mít sấy, khoai lang, khoai môn

110, đường 89, Ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi

Số 476 Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7

Chế biến mít sấy, khoai lang sấy, khoai môn sấy, chuối sấy

Số 26, Quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi

Công ty TNHH Chế biến NSTP Hòa Phát

Chế biến mít, khoai môn, khoai lang, hạt sen, chuối

Số 43/5B Trịnh Thị Miếng, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn

Chi nhánh Công ty TNHH TM và SX Thực phẩm Ánh Trăng – Xưởng An Dương Linh

Số 4/3 ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn

Công ty TNHH Thiên Dương Nam VN

Chế biến mít sấy, sầu riêng sấy, thanh long sấy

25/2E ấp Bắc Lân, Đường Bà Điểm 2, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn

CN Công ty TNHH MTV CBNS Bạch Mai

Số 15 Đường số 21, ấp Tân Định, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi

Công ty TNHH SX CBNS Dousheng (Việt Nam)

Chế biến nông sản, trái cây đóng lon

60 Ao Đôi, KP6, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân

Công ty TNHH TM DV Xuất nhấp khẩu Hải Anh

Kinh doanh đóng gói nấm, rau củ quả

Số 12, đường TA 29, Tổ 4, Khu phố 7, phường Thới An, quận 12

Chi nhánh Công ty TNHH Thông Hồng

C5/39 ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh

Công ty TNHH MTV Nấm Trang Sinh

Sản xuất, sơ chế, chế biến nấm

Lô 1AC, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi

Sản xuất, sơ chế nấm linh chi, bào ngư, nấm mèo

Đường 722, tổ 3, ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi

Công ty TNHH Trại nấm Việt Phước

Sản xuất rau mầm, nấm linh chi và sơ chế đóng gói rau mầm, nấm linh chi, tỏi, hành tím

Số 5, ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn

Công ty TNHH Cội nguồn thực phẩm Việt Nam

Trồng rau và sơ chế rau, củ, quả

Số 357/15/3 Kha Vạn Cân, Khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức

Chi nhánh Công ty CP Công nghệ sinh học Nấm Việt

Sản xuất, sơ chế, kinh doanh nấm bào ngư, trắng, xám, nhật, hoàng kim hoa hồng, cẩm thạch, nấm hương, nấm mèo, nấm rơm, nấm linh chi đỏ

Số 56, đường 441, ấp Phú Bình, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi

Đường Tam Tân, Tổ 14, ấp Mũi côn Tiểu, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi

50/4A Mỹ Huề, Trung Chánh, huyện Hóc Môn

Công ty TNHH Đầu tư TM DV Một Bốn Một

131-133 Nguyễn Tri Phương, phường 8, Quận 5

Công ty TNHH TM DV XNK Một Bốn Một

C/13F1 Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh

Công ty TNHH TM DV XNK Ngọc Ngọc

633 Hồng Bàng, phường 6, Quận 6

2/23 Quách Văn Tuấn, phường 12, quận Tân Bình

Đóng gói và kinh doanh trái cây

Số 139-141-143 An Dương Vương, phường 8, Quận 5

7/1A ấp Bình Khánh 3, đường 12, phường Bình An, Quận 2

Công ty TNHH TM DV Tiếp Thị Đồng Thắng

438 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh

Số A11, đường B, phường Tam Bình, quận Thủ Đức

Kinh doanh rau, củ, quả, trái cây

Số 169 Khánh Hội, phường 3, Quận 4

Công ty TNHH TM - SX - Xây dựng Lam Tân

Kinh doanh khoai tây đông lạnh

Số 262Bis Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh

Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân rau quả Bình Thuận

Số 137/31 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

Hướng dẫn thực hiện quyết định số 99/CT ngày 24/4/1989

của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ

Ngày 24-4-1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 99/CT về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ.

Ngày 3-2-1990 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 34-HĐBT về việc sắp xếp lại tổ chức dịch vụ và xuất nhập khẩu lâm sản.

Ngày 6-3-1990 Bộ Lâm nghiệp, Bộ Kinh tế Đối ngoại và Tổng cục Hải quan ra thông tư liên Bộ số 4-TT/LB quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành Lâm nghiệp, Kinh tế đối ngoại, Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản.

Bộ Lâm nghiệp ra Thông tư này hướng dẫn các địa phương và các đơn vị kinh doanh sản xuất thực hiện đúng các quyết định số 99-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và quyết định số 34-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng nói trên về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ.

1- Đối với gỗ rừng tự nhiên và đặc sản rừng

Từ năm 1990 trở đi không xuất khẩu gỗ tròn mà chỉ xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ như: đồ gỗ và đồ gỗ kết hợp song mây, ván sàn, ván sàn tinh chế, gỗ lạng, gỗ dán, ván dăm, ván sợi ép, gỗ xẻ, v.v... Các loại gỗ cấm xuất khẩu kể cả gỗ xẻ gồm có: Cẩm lai, gõ đỏ, Gụ, Dáng hương, Lát, Hoàng đàn, Mun, Sến, Nghiến, Sao, Lam xanh (theo quyết định số 99-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

Đối với đặc sản rừng và động vật rừng xuất khẩu theo quy định trong thông tư liên Bộ số 4 ngày 6-3-1990 nói trên.

Đối với song mây, cần tổ chức chế biến thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị và từ năm 1991 trở đi sẽ không xuất khẩu song mây dưới dạng nguyên liệu thô.

b) Đối với gỗ để xuất khẩu tồn kho của năm 1989 đã được đoàn kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp kiểm kê và đóng dấu búa cuối năm 1989, có đủ biên lai nộp tiền nuôi rừng, nếu muốn xuất khẩu cũng phải chế biến thành các mặt hàng đã nói trên.

Những đơn vị có gỗ xuất khẩu tồn kho năm 1989 không có khả năng chế biến thành hàng xuất khẩu sẽ bán cho các Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản I, II, III thuộc Bộ Lâm nghiệp để chế biến thành sản phẩm được xuất khẩu.

c) Đối với gỗ quý hiếm tồn kho năm 1989 đã được các đoàn kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp kiểm kê và đóng dấu búa cuối năm 1989 nếu bán gỗ tròn được giá cao hơn sản phẩm đã chế biến thì đăng ký xin xuất khẩu với Bộ Lâm nghiệp để Bộ Lâm nghiệp cùng với Bộ Thương nghiệp xem xét giải quyết.

d) Đối với gỗ khai thác từ năm 1990 trở đi

Với các tỉnh, các cơ sở trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và các ngành có quản lý rừng, sản phẩm chế biến từ gỗ để xuất khẩu chỉ được sử dụng tối đa 50% sản lượng gỗ khai thác theo thiết kế khai thác được duyệt trong năm kế hoạch, số gỗ còn lại để sử dụng ở trong nước và địa phương.

Tuyệt đối không khai thác những loại gỗ quí hiếm cấm xuất khẩu.

Những đơn vị không có rừng chỉ được xuất khẩu sản phẩm gỗ khi có hợp đồng liên kết liên doanh về khai thác và chế biến gỗ với tỉnh và các đơn vị có rừng được phép khai thác, số lượng gỗ xuất khẩu này sẽ trừ vào chỉ tiêu được phép xuất khẩu của tỉnh và đơn vị có rừng đã ký kết hợp đồng nói trên.

Các loại gỗ rừng trồng như bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo là tràm, đước, thông, tràm, v.v... được xuất khẩu dưới dạng gỗ tròn. Các đơn vị khai thác gỗ rừng trồng phải có thiết kế khai thác được duyệt.

Chỉ tiêu xuất khẩu gỗ rừng trồng ở vùng giấy, vùng mỏ, vùng có nhà máy dăm xuất khẩu (kể cả vùng dự kiến xây dựng nhà máy) chỉ được giải quyết sau khi đã đáp ứng nhu cầu của nhà máy và gỗ cho trụ mỏ. Đối với gỗ do nhân dân trồng, Sở Lâm nghiệp và Sở Nông - Lâm xem xét nguồn gỗ có thể khai thác được trong năm để lập kế hoạch xin xuất khấu và phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đối với diện tích trồng tập trung.

Các địa phương phải có kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển, những hàng cây dọc đường để tránh chặt phá bừa bãi ảnh hưởng xấu đến phòng hộ nông nghiệp bảo vệ môi trường và cảnh quan đất nước.

3- Trình tự thủ tục và thời hạn làm kế hoạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Tất cả các tỉnh, các cơ sở trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và các ngành có rừng được phép xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải trình duyệt thiết kế khai thác với Bộ Lâm nghiệp vào tháng 8 hàng năm để chuẩn bị cho kế hoạch năm sau.

Các đơn vị không có rừng muốn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải trình với Bộ Lâm nghiệp các hợp đồng liên kết liên doanh khai thác, chế biến gỗ với những đơn vị có rừng được phép khai thác.

Tháng 10 hàng năm, các Sở Lâm nghiệp, Sở Nông-Lâm, các đơn vị xin xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ gửi đăng ký xin xuất khẩu về Bộ Lâm nghiệp để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu năm sau.

Bộ Lâm nghiệp căn cứ vào lượng gỗ khai thác được trong năm kế hoạch để xác định chỉ tiêu được xuất khẩu của tỉnh và các đơn vị bao gồm cả phần được xuất khẩu của các đơn vị lấy nguồn gỗ từ rừng của tỉnh.

Chỉ tiêu này được gửi cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh để theo dõi và gửi cho Bộ Thương nghiệp để làm căn cứ xét cấp hạn ngạch xuất khẩu./.

Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động Khuyến nông trên địa bàn TP.HCM

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giữ vững vai trò trụ đỡ nền kinh tế. Toàn ngành đã nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới tư duy để vượt qua khó khăn, thách thức, đạt các mục tiêu đề ra trong sản xuất, xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách

Xác định công tác xây dựng thể chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, giai đoạn 2021-2022, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều công việc hiệu quả. Riêng năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành đúng tiến độ, trình Chính phủ ban hành 7 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 18 thông tư.

Thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, luật pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Ðồng thời nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối sản phẩm nông sản theo phương thức "đặt hàng tương lai" để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán.

Bên cạnh đó, hoàn thành công việc trong Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia xây dựng Ðề án tổng kết Nghị quyết, phối hợp báo cáo Bộ Chính trị, trình Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chủ trì xây dựng trình Chính phủ xem xét ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW. Ngoài ra, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022.

Nông nghiệp tăng trưởng cao và bền vững

Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) vẫn tăng 2,85%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD. Năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD.

Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) vẫn tăng 2,85%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD. Năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD.

Trong năm 2023, tăng trưởng toàn ngành quý I ghi nhận mức 2,52%. Những thành quả đó có được là từ việc thực hiện quyết liệt, sát sao các nhiệm vụ của ngành nông nghiệp, như Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng nêu rõ: "Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị".

Thực tế, về sản xuất nông nghiệp, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất, chất lượng ngày càng cao; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn. Trên cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo trục sản phẩm chủ lực.

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp, Phó Cục trưởng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Lê Thanh Hòa cho biết: Giai đoạn 2021-2022, nhiều văn bản, chính sách về lĩnh vực này được ban hành, như: Quyết định số 858/QÐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030; Quyết định số 417/QÐ-TTg ngày 22/3/2021 phê duyệt "Ðề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030"...

Theo đó, thực hiện các cơ chế khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, nâng cao năng lực công nghiệp phụ trợ. Năm 2022, có 9 dự án chế biến với tổng mức đầu tư hơn 6.750 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động, tạo bước đột phá về chế biến và xuất khẩu nông sản.

Việc phát triển kinh tế hợp tác cũng đặc biệt được chú trọng theo quan điểm từ Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: "Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm".

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Giai đoạn 2021-2022, các hợp tác xã kiểu mới hiệu quả được nhân rộng; số lượng hợp tác xã, trang trại nông nghiệp tiếp tục tăng, dần thích nghi với cơ chế thị trường.

Riêng năm 2022, cả nước thành lập mới 980 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số hợp tác xã nông nghiệp lên gần 21.000. Ngoài ra, lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp cũng ngày càng lớn mạnh, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2022, thành lập mới 821 doanh nghiệp nông nghiệp, nâng tổng số lên 14.995 doanh nghiệp, tăng hơn 9,8% so với năm 2021. Sự lớn mạnh của các hợp tác xã, doanh nghiệp đã góp phần quan trọng đưa nền nông nghiệp tiếp cận các xu thế phát triển trên thế giới như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Theo Viện trưởng Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng, phát triển kinh tế tuần hoàn đã được đề cập tới tại nhiều văn bản, chính sách thời gian qua như Quyết định số 687/QÐ-TTg ngày 7/6/2022 phê duyệt Ðề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1658/QÐ-TTg ngày 1/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Ðiều này đã và đang thúc đẩy tiến trình chuyển đổi mô hình từ "kinh tế tuyến tính" sang "kinh tế tuần hoàn", góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Nhiều trái ngọt trong xây dựng nông thôn mới

Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng xác định rõ: "Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; kết nối nông thôn với đô thị; tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới kiểu mẫu và bảo vệ môi trường sinh thái". Ðến hết năm 2022, cả nước có khoảng 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Ðánh giá về những kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2022, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: Với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành nông nghiệp đã thực hiện hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành nông nghiệp đã thực hiện hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Tập trung tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết khác liên quan.

Ðẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022. Theo đó, tiếp tục thực hiện chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Ðồng thời thu hút các nguồn lực để thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa.

Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế; mở cửa thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Trong quá trình phát triển, có các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu ■