Bài Thi Đánh Giá Tư Duy Gồm Những Môn Nào

Bài Thi Đánh Giá Tư Duy Gồm Những Môn Nào

Một trong điểm khác biệt của kì thi Đánh giá tư duy mà các em cần biết đó là Đại học Bách Khoa kiểm tra  đánh giá tư duy, xóa nhòa tư duy môn học khi tổ chức kì thi này và xây dựng ngay từ đâu tương thích với chương trình giáo dục phổ thông mới

Đề cương ôn tập Bài thi đánh giá tư duy năm 2022

Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy để đánh giá năng lực của các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Kỳ thi đánh giá tư duy được thiết kế nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức cơ bản và một số năng lực thiết yếu của học sinh để theo học thành công trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và kinh tế.

Nội dung kiến thức và các câu hỏi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và theo cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới. Kỳ thi đánh giá tư duy có thời lượng 270 phút, chia làm 4 phần:

Kết quả của Bài thi đánh gia tư duy là căn cứ cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo đại học chính quy của ĐHBK Hà Nội và nhiều trường đại học khác theo các tổ hợp K00, K01, K02.

Đề cương ôn tập bài thi đánh giá tư duy 2022

https://drive.google.com/file/d/1evfvDlcuU8L2vgWijjK0kne7taKhP9xg/preview

Thí sinh tham khảo các ngành/chương trình đào tạo sử dụng tổ hợp K00, K01, K02 để xét tuyển TẠI ĐÂY.

Hoặc theo Đề án tuyển sinh năm 2022

Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) là một trong ba phương thức xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội, được áp dụng kể từ năm 2020 (Bên cạnh phương thức xét tuyển tài năng và diện tốt nghiệp THPT). Kỳ thi được sử dụng làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn sinh viên có đủ kiến thức, tư duy vào trường. Bài thi đánh giá tư duy là sự tiếp cận với những phương pháp của các nước phát triển trên thế giới (như kỳ thi SAT, ACT...), hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh của trường bằng cách đánh giá năng lực tư duy tổng thể của thí sinh. Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) cũng là bước chuẩn bị để nhà trường bắt đầu tự chủ trong việc tuyển sinh trong năm hiện tại và các năm sau này.

Toàn bộ thông tin chi tiết về kỳ thi TSA: XEM TẠI ĐÂY

Đề thi thử kỳ thi đánh giá tư duy ĐHBKHN Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề số 2 của Tuyensinh247.com được đăng tải phía dưới, đề thi gồm 40 câu.

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGTD là gì, Đề thi đánh giá tư duy cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...

Đề thi đánh giá tư duy ĐHBKHN mới nhất 2024 gồm đề thi chính thức, minh họa, các đợt thi thử đánh giá tư duy có đáp án. Đề ôn thi phần Tư duy toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

1. Kỳ thi Đánh giá tư duy là gì?

Kỳ thi Đánh giá tư duy là kì thi riêng do Đại hoc Bách khoa Hà Nội tổ chức và sử dụng kết quả này để xét tuyển vào trường. Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa đánh giá đúng năng lực của học sinh, ngày càng có sức ảnh hưởng lớn và được rất nhiều trường Đại học khác sử dụng kết quả để tuyển sinh.

Hiện này, thi Đánh giá tư duy là một phương thức xét tuyển đại học, bên cạnh các phương thức xét tuyển phổ biến như Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét tuyển theo học bạ THPT, Xét tuyển thẳng,….

2. Cách thức thi Đánh giá tư duy?

Để tham gia thi đánh giá tư duy học sinh cần trải qua 7 bước

ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ ĐÓNG LỆ PHÍ THI ĐGTD

Đăng ký dự thi trực tuyến trên trang thông tin của trường tại địa chỉ https://ts.hust.edu.vn

Giấy báo dự thi ĐGTD sẽ có trong tài khoản dự thi của thí sinh từ 01 tuần trước ngày thi

Thí sinh làm bài thi trong 150 phút, cấu trúc gồm 3 phần: Tư duy Toán học; Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

Thí sinh tra cứu điểm thi tại http://kqtsa.hust.edu.vn/

Giấy chứng nhận kết quả thi sẽ được đơn vị gửi về cho thí sinh qua đường bưu điện

Sau khi trúng tuyển, TS nhập học theo thông báo của đơn vị xét tuyển

3. Thi đánh giá tư duy là thi những môn gì?

- Phần 3: Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

Toán học; Ngữ văn; Khoa học/Giải quyết vấn đề

4. Trường nào xét tuyển kết quả thi ĐGTD?

Đã có 21 trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức để xét tuyển. Xem danh sách 21 trường chấp nhận điểm thi ĐGTD Bách khoa TẠI ĐÂY

MỞ LỚP LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC ĐGNL & ĐGTD 2025

Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?

Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Bài thi Đánh giá tư duy (Thinking Skills Assessment - TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.

Theo đó, bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.

Bài thi TSA gồm ba phần thi độc lập (Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề) tập trung đánh giá năng lực thí sinh, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.

Về phương pháp chấm điểm của bài thi Đánh giá năng lực TSA có một số điểm đáng chú ý.

Ban Tuyển sinh- Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phương pháp chấm điểm truyền thống là sử dụng điểm thô để làm kết quả đánh giá bài thi cuối cùng. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, điểm thô của bài thi là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi đó.

Thí dụ như, với đề kiểm tra có 100 câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời đúng thí sinh đạt được 1 điểm. Nếu làm đúng được 70 câu thí sinh sẽ được 70 điểm. Điểm số này gọi là điểm thô và được sử dụng trong việc xét kết quả cũng như so sánh với điểm của các thí sinh khác.

Một trong những nhược điểm của việc sử dụng điểm thô là khó phân biệt được khả năng của thí sinh có cùng mức điểm thô khi làm cùng một đề thi ở cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi tính điểm năng lực bằng điểm thô, năng lực của thí sinh sẽ thay đổi khi làm hai đề thi có độ khó khác nhau ở cùng một thời điểm. Thí dụ trong một đợt thi, thì các thí sinh làm đúng 70 câu hỏi bất kỳ sẽ có cùng điểm thô là 70 điểm.

Trong thực tế, các thí sinh này có thể trả lời đúng tập hợp các câu hỏi khác nhau và độ khó của các câu hỏi này trong đề thi cũng khác nhau vì vậy điểm 70 không phản ánh đúng năng lực của các thí sinh này.

Để giải quyết vấn đề này, các kỳ thi quan trọng ở các nước trên thế giới đã sử dụng các lý thuyết đo lường giáo dục hiện đại để có thể ước lượng năng lực của thí sinh một cách chính xác và tin cậy hơn. Một trong số đó là áp dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi. Lý thuyết này đưa ra giả thuyết là mỗi thí sinh trả lời một câu hỏi trong đề kiểm tra có mức năng lực nhất định và thí sinh có năng lực cao sẽ có xác suất trả lời đúng câu hỏi bất kỳ cao hơn so với thí sinh có năng lực thấp. Dựa vào lý thuyết này có thể định lượng được các tham số như độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi cũng như năng lực của thí sinh và các yếu tố này độc lập với nhau.

Điều này có nghĩa các tham số là đặc trưng của câu hỏi, không phụ thuộc vào mẫu thí sinh trả lời câu hỏi đó và ngược lại, năng lực của thí sinh là bất biến đối với các câu hỏi mà các em trả lời. Do đó, việc ước lượng năng lực của thí sinh sẽ đáng tin cậy hơn so với cách tính bằng điểm thô.

Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp.

Bài thi đánh giá tư duy TSA của đại học Bách Khoa Hà Nội sử dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi trong việc tính toán điểm số TSA của học sinh. Với cách tính như vậy, các thí sinh mặc dù có cùng số điểm thô nhưng căn cứ vào mức độ khó của các câu hỏi mà từng thí sinh trả lời được thì mức năng lực tương ứng sẽ được ước lượng, sau đó, điểm số này sẽ được quy đổi về thang điểm 100.

Barem chấm điểm sẽ được hình thành sau khi có kết quả làm bài thi của thí sinh sau mỗi đợt thi. Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi đó, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp. Barem chấm điểm hình thành theo nguyên tắc câu hỏi có mức độ tư duy cao sẽ được điểm cao tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng, câu có mức độ tư duy thấp sẽ được điểm thấp trong tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính công bằng giữa các đợt thi với nhau, kỳ thi TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng áp dụng bộ câu hỏi "cầu" chuẩn - hay còn gọi là câu hỏi cầu nối, câu hỏi chung - giữa các đề thi để đưa các chỉ số đánh giá kỳ thi về cùng một thang đo. Công nghệ này sẽ bảo đảm các thí sinh trong đợt thi khác nhau đều được đánh giá trên cùng một thang đo chung, từ đó bảo đảm tính công bằng về kết quả giữa các đợt thi.

Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024, đã có gần 50.000 lượt với tổng số khoảng 21.000 thí sinh tham dự thi Đánh giá tư duy TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy. Năm 2025, dự kiến các đợt thi Đánh giá tư duy sẽ được tổ chức trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.